Vì Sao Cây Tre Là Biểu Tượng Của Việt Nam

Vì Sao Cây Tre Là Biểu Tượng Của Việt Nam

Ngày 10/9, một bức hình có logo lạ của Bộ Y tế với hình ảnh con rắn ngậm phong bì lan truyền trên mạng xã hội. Đây là logo sai và lãnh đạo Bộ Y tế cho biết đã mời Cục An ninh chính trị nội bộ (A03, Bộ Công an) điều tra làm rõ. Bộ Y tế sẽ có thông tin khi có kết luận chính thức.

PHẦN II –TỪ HỌC THUYẾT BỆNH HOẠN ĐẾN SWASTIKA CỦA QUỶ DỮ

Lý thuyết “chủng tộc thượng đẳng” (master race) của chủ nghĩa Quốc Xã (nazism) là một quái thai trong lịch sử loài người, nhưng quái thai ấy không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên. Nó là con đẻ của một “bà mẹ bệnh hoạn” – Học thuyết Darwin-xã-hội (Social-Darwinist Ideology) – và một “ông bố điên rồ” – Tư tưởng phục thù (Feeling of Revenge) trong xã hội Đức sau Thế Chiến I.

Khi đã có Học thuyết Darwin-xã-hội làm cơ sở “khoa học” để suy tôn “chủng tộc Đức” thành “chủng tộc thượng đẳng có quyền thống trị thế giới”, chủ nghĩa Quốc Xã chỉ còn thiếu một lá cờ với biểu tượng thích hợp. Nhưng đích thân Hitler đã tìm thấy biểu tượng đó: Swastika của người Aryan!

Vậy trước hết hãy tìm hiểu xem Học thuyết Darwin-xã-hội là gì?

Học thuyết Darwin-xã-hội là lý thuyết cho rằng xã hội loài người tiến hoá thông qua quá trình đấu tranh sinh tồn, trong đó chủng tộc nào thông minh hơn, khoẻ mạnh hơn, thích nghi với môi trường tốt hơn sẽ là chủng tộc có quyền tồn tại; chủng tộc nào dốt nát, ốm yếu, kém thích nghi với môi trường sẽ bị đào thải. Đây là kết quả của việc áp dụng một cách máy móc Thuyết tiến hoá của Darwin vào trong xã hội loài người.

Không phải ngẫu nhiên mà có sự áp dụng máy móc đó. Đây là hệ quả của việc áp dụng tràn lan chủ nghĩa thực chứng (positivism) vào trong xã hội học.

Chủ nghĩa thực chứng do Auguste Comte (1798-1887) nêu lên từ những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 19, trong đó cho rằng một hệ thống lý thuyết chỉ trở thành khoa học thực sự khi nó có thể kiểm chứng được bằng thực nghiệm trong thực tế.

Với thắng lợi trong khoa học tự nhiên, chủ nghĩa thực chứng đã tạo ra tinh thần lạc quan mạnh mẽ trong thế kỷ 19, thúc đẩy các nhà xã hội học tìm cách giải thích hành vi của số đông (en masse behaviour) bằng những quy luật của tự nhiên.

Đúng lúc đó, Thuyết tiến hoá của Darwin ra đời. Những kẻ có đầu óc chủng tộc lập tức áp dụng Thuyết tiến hoá của Darwin để giải thích sự tiến hoá của xã hội loài người, khẳng định rằng về cơ bản xã hội loại người cũng phải tiến hoá theo quy luật của sinh giới nói chung. Đó chính là Học thuyết Darwin-xã-hội.

Học thuyết Darwin-xã-hội có liên quan gì đến cá nhân Darwin không?

Trước đây tôi luôn luôn nghĩ rằng Darwin chỉ nêu lên quy luật tiến hoá trong xã hội loài vật mà thôi. Việc đem lý thuyết của ông áp dụng một cách máy móc vào xã hội loài người là việc làm của những kẻ có đầu óc kỳ thị chủng tộc. Nhưng gần đây, tôi phải suy nghĩ rất nhiều khi đọc bài báo “What Darwin taught Hitler?” (Darwin đã dạy Hitler cái gì?) của Grenville Kent, trên tạp chí SIGNS of the Times ở Úc, số tháng 10 năm 1996, trong đó tác giả đã trích nguyên văn một phát biểu của Darwin như sau:

“Trong một tương lai không xa lắm, có thể đo bằng số thế kỷ, các chủng tộc văn minh của loài người hầu như sẽ tiêu diệt và thay thế các chủng tộc dã man trên thế giới”.

Có thật Darwin đã nói như thế hay không? Trong bài báo nói trên, Kent nói rõ rằng câu nói này nằm trong cuốn On the Origin of Species (Về nguồn gốc các loài), tác phẩm nổi tiếng nhất của Darwin. Nếu đúng như thế thì không thể trách tại sao ở Phương Tây hiện nay, một nửa giới khoa học chống lại Darwin. Liệu một lý thuyết thực sự khoa học có thể bị một nửa thế giới chống lại nó hay không? Điều này chúng ta không hề thấy ở các học thuyết khác, như Cơ học Newton, Thuyết tương đối của Einstein, Cơ học lượng tử của Bohr-Heisenberg, v.v.

Ngay từ năm 1934, Lý Tôn Ngô đã viết trong cuốn “Hậu Hắc Học” rằng “Darwin phát minh (ra học thuyết) sinh vật tiến hoá cũng như Newton phát minh ra “Sức hút của quả đất”, là những công thần lớn của giới học thuật, điều ông nói “Muốn sinh tồn phải cạnh tranh mạnh được yếu thua” là một điều không khỏi lệch lạc, cần uốn nắn lại”.

Than ôi, nhân loại chưa kịp uốn nắn thì đã xẩy ra cuộc Đại chiến thế giới lần thứ hai thảm khốc chưa từng có – một cuộc chiến tranh bắt nguồn trực tiếp từ một đầu óc bệnh hoạn về đấu tranh sinh tồn dựa trên học thuyết Darwin!

Những người quen sùng bái Darwin như ông thánh sẽ dẫy nẩy lên khi thấy ông thánh của mình bị kết tội, nhưng chắc chắn họ không thể tranh cãi với Kent khi ông đặt dấu hỏi chua chát “Nếu Darwin đúng thì tại sao Hitler lại không được bào chữa về mặt khoa học?”. Theo Kent, chủ nghĩa Quốc Xã Đức đã từng lý luận rằng “Nếu chúng ta xuất thân từ động vật thì tại sao chúng ta không hành động theo quy luật (đấu tranh sinh tồn) đó?”. Thế đấy, dưới con mắt của chủ nghĩa Quốc Xã, con người trước hết là một động vật, do đó mọi hành vi trước hết phải tuân theo quy luật đấu tranh sinh tồn – một quy luật bất khả kháng của tự nhiên (!!!). Nếu Darwin đúng và nếu con người là một bộ phận của thế giới động vật thì cớ gì con người không tuân thủ những “định luật tiến hoá” của Darwin? Đó là một câu hỏi quá khó đối với tư duy khoa học logic máy móc – kiểu tư duy chủ yếu đến nay vẫn thống trị trong thế giới khoa học!

Ngày nay, khi Học thuyết Darwin-xã-hội đã lộ nguyên hình là một học thuyết bệnh hoạn, không ai có thể chấp nhận sự vay mượn tư tưởng từ một học thuyết thuần tuý sinh học để đem áp dụng vào xã hội loài người một cách thô thiển và đơn giản đến như thế. Nhưng than ôi, đó lại là một sự thật đã diễn ra vào những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20, chúng ta không thể được phép quên!

Thật vậy, vào đầu thế kỷ 20, trường Đại học tổng hợp Berlin chặt cứng sinh viên ngồi nghe các giáo sư trình bầy Học thuyết Darwin-xã-hội. Trong đám thính giả có rất nhiều nhà ngoại giao, nhà quân sự, thương gia và các lãnh tụ của nhà nước Đức. Một trong số đó là Heinrich Himmler, kẻ sau này trở thành cánh tay phải của Hitler, đứng đầu bộ máy SS – bộ máy tàn sát chủng tộc khét tiếng của Nazi.

Bối cảnh ấy thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và chủ nghĩa phục thù ở Đức phát triển mạnh mẽ, tạo nên một cơ sở xã hội để đảng Quốc Xã thắng thế vào cuối những năm 1920, đầu 1930, dẫn tới sự ra đời của Đế chế Thứ III (The Third Reich) với việc Adolf Hitler lên cầm quyền ở Đức năm 1933, thực hành một chính sách chủng tộc thảm khốc chưa từng có trong lịch sử.

II.2-Chủ nghĩa chủng tộc và phục thù:

Bước vào thế kỷ 19, trong khi các nước như Anh, Pháp đã trở thành những đế quốc lớn, hùng mạnh, thì Đức lúc đó vẫn bao gồm các tiểu vương quốc rời rạc. Mãi đến năm 1871 mới thống nhất thành một quốc gia. Sự tụt hậu này tạo cho giới trẻ Đức thời đó một cảm giác tủi hổ, bất mãn. Từ đó nước Đức có xu thế muốn vươn lên, chứng tỏ cho thế giới thấy mình không những không thua kém ai, mà còn vượt trội so với kẻ khác. Xu thế ấy là một trong những nguyên nhân dẫn tới cuộc Thế Chiến I. Nhưng thất bại thảm hại của Đức trong cuộc thế chiến này lại càng đẩy thanh niên Đức lún sâu vào tâm trạng tủi hổ và bất mãn sâu sắc hơn nữa. Đễ chống lại căn bệnh tủi hổ này, những nhà lý luận có đầu óc chủng tộc đã cố gắng xới lên những học thuyết đề cao chủng tộc Đức, trong khi các nhà chính trị theo chủ nghĩa dân tộc lại tuyên truyền cho chủ nghĩa phục thù, hứa hẹn sẽ lấy lại sức mạnh cho nước Đức, đưa nước Đức lên vị trí lãnh đạo thế giới.

Trong bối cảnh ấy, Lịch sử người Aryan và Swastika cùng với Học thuyết Darwin-xã-hội đã trở thành “những nguyên liệu quý giá” để những nhà lý thuyết và chính trị theo chủ nghĩa chủng tộc ở Đức chế biến nên một chủ thuyết chủng tộc trong đó khẳng định rằng người Aryan chính là thuỷ tổ của người Đức, người Đức chính là hậu duệ thuần chủng nhất và tinh tuý nhất của người Aryan, và do đó xứng đáng để lãnh đạo thế giới.

Một trong những kẻ đi tiên phong trong học thuyết này là Alfred Rosenberg. Rosenberg coi “chủng tộc Aryan là chủng tộc nằm ở bậc thang cao nhất trong “hệ thống các bậc thang chủng tộc” (racial hierarchy), trong khi “chung tộc Do Thái” nằm ở tầng dưới cùng và là một mối đe doạ đến “nền văn minh thuần nhất Aryan của Đức”, do đó cần phải bị đào thải. Hơn thế nữa, “chủng tộc Aryan” là chủng tộc duy nhất có khả năng sáng tạo nên những nền văn hoá và văn minh đích thực, trong khi các chủng tộc khác chỉ có khả năng giữ gìn hoặc phá hoại những nền văn hoá đó mà thôi. Rosenberg sau này đã trở thành cánh tay phải của Hitler về tuyền truyền và giáo dục tư tưởng Quốc Xã, đồng thời làm bộ trưởng Quốc Xã phụ trách khu vực chiếm đóng ở Liên Xô, cuối cùng bị đồng minh bắt năm 1945, bị xử tử hình tại toà án tội phạm chiến tranh Nuremberg ngày 16-10-1946.

Từ điển Lịch sử thế giới (Dictionary of World History) do Chambers của Anh xuất bản năm 1994 viết: “Nước Đức đã ôm lấy cái khái niệm phi khoa học về chủng tộc Đức như là bộ phận tinh tuý nhất trong chủng tộc Aryan, trong số những người cùng nói thứ ngôn ngữ Ấn-Âu, và rằng họ có trách nhiệm với tiến bộ của nhân loại (trang 60), … Chủ nghĩa Quốc Xã khẳng định rằng thế giới được chia thành một hệ thống nhiều thang bậc chủng tộc: Người Aryan, trong đó người Đức là đại diện thuần chủng nhất, là chủng tộc thượng đẳng về văn hoá, trong khi người Do Thái là thấp kém nhất. Điều đó cũng có nghĩa là người Do Thái sẽ bị người Aryan tiêu diệt loại bỏ khỏi thế giới …(trang 661)”.

Một khi đã tự nhận mình là hậu dệ tinh tuý nhất của người Aryan thì đương nhiên, những kẻ theo chủ thuyết chủng tộc Đức cũng sẽ tự nhận Swastika là biểu tượng của họ, bởi như chúng ta đã biết trong bài kỳ trước: Nhà khảo cổ học Heinrich Schliemann đã khám phá ra rằng Swastika là một biểu tượng đặc trưng Ấn-Âu, tức đặc trưng của người Aryan. Đó là lý do để chủ nghĩa Quốc Xã đã chộp lấy Swastika để biến thành biểu tượng của chúng.

II.3-Swastika rơi vào tay quỷ dữ:

Cuối thế kỷ 19, Swastika của người Aryan đã xuất hiện trong tạp chí về chủng tộc xuất bản định kỳ của những người Đức theo chủ nghĩa quốc gia và là biểu tượng chính thức của những vận động viên thể thao Đức.

Đầu thế kỷ 20, Swastika của người Aryan đã trở thành một biểu tượng chung của chủ nghĩa dân tộc Đức (German nationalism) và có thể tìm thấy ở nhiều nơi như biểu tượng của Wandervogelb – một phong trào tuổi trẻ Đức; trên tạp chí Ostarra, một tạp chí định kỳ bài Do Thái của Joerg Lanz von Liebenfels; trên nhiều đơn vị Freikorps khác nhau; và như một biểu tượng của Hội Thule.

Nhưng Swastika chỉ chính thức trở thành biểu tượng của quỷ dữ kể từ khi Hitler chính thức sử dụng biểu tượng đó.

Sau hai lần thi trượt vào Đại học Mỹ thuật vì bị phê là “thiếu tài năng”, Hitler rất hậm hực bất mãn. Năm 1909, Hitler rơi vào cảnh nghèo túng, nhưng được một người Do Thái là Hanisch giúp kiếm sống bằng cách vẽ bưu ảnh để bán cho du khách (tổng cộng trước Thế Chiến I, hắn đã bán được 2000 bưu thiếp). Trớ chêu thay, chẳng bao lâu sau Hitler đã phản bội lại người giúp đỡ mình khi hắn say mê với những lý thuyết về chủng tộc Aryan, coi người Do Thái là kẻ thù của người Aryan và phải chịu trách nhiệm về những khủng hoảng trong nền kinh tế Đức.

Đến những năm 1920, khi Hitler trở thành lãnh tụ đảng Quốc Xã, hắn thấy đảng này cần phải có một lá cờ và biểu tượng riêng của nó.

Năm 1923, Hitler bị phạt tù 5 năm vì một hành động chống chính phủ. Trong tù, hắn viết tác phẩm “Mein Kampf” (Cuộc đấu tranh của tôi), trong đó viết: “Lá cờ mới phải là một biểu tượng của cuộc đấu tranh riêng của chúng ta, đồng thời có hiệu quả cao như một áp-phích tuyên truyền”. Không những thế, vốn xuất thân là một thợ vẽ, Hitler còn thiết kế ra hình ảnh cụ thể của lá cờ đó, trong đó Swastika của người Aryan được đặt chính giữa trên một hình tròn mầu trắng. Hắn viết trong Mein Kampf: “Mầu trắng thể hiện tư tưởng dân tộc, biểu tượng Sawstika thể hiện sứ mạng đấu tranh vì thắng lợi của người Aryan, đồng thời nói lên sự chiến thắng của tinh thần sáng tạo, một tinh thần đã và sẽ mãi mãi chống lại bọn Do Thái”.

Chẳng bao lâu sau, Mein Kampf đã nhanh chóng trở thành cuốn “kinh thánh” của đảng Quốc Xã, chứa đựng tất cả các giáo điều của chủ nghĩa Quốc Xã, bao gồm cả những kỹ thuật tuyên truyền và kế hoạch làm thế nào để trước tiên chiếm lĩnh nước Đức, sau đó là chiếm lĩnh châu Âu.

Đến đây độc giả thấy rõ chính đích thân Hitler đã chọn Swastika của người Aryan làm biểu tượng cho đảng Quốc Xã. Từ năm 1933, khi đảng Quốc Xã thắng cử ở Đức, Hitler trở thành quốc trưởng của Đế Chế Thứ III, thì Swastika trở thành biểu tượng của cả nhà nước Quốc Xã và quân đội Quốc Xã. Kể từ đó, Swastika bị coi là biểu tượng của quỷ dữ. Sau Thế Chiến II, Swastika bị cấm phô bầy tại rất nhiều nước Âu châu.

Trong thời đại hiện nay, khi sự giao lưu trao đổi văn hoá giữa các quốc gia, các sắc tộc, các vùng địa lý, các truyền thống văn hoá khác nhau ngày một phát triển, thì hai nhận thức khác nhau về Swastika đã gây nên những hiểu lầm và va chạm rất đáng tiếc, thậm chí có nơi đã xẩy ra xung đột. Chỉ có một cách duy nhất thanh toán sự hiểu lầm và xung đột này là mọi người phải biết rõ lịch sử của Swastika, để có thể phân biệt được đâu là Swastika của cái Thiện, đâu là Swastika của quỷ dữ. Vì thế, lịch sử là một khoa học rất cần thiết đối với nhận thức nói chung.

Trong những ngày qua, những hình ảnh từ cuộc biểu tình chống lại Luật dẫn độ tại Hong Kong khiến nhiều người tỏ ra thán phục trước quy mô, kỷ luật và sự văn minh của nó. Một trong những nhân tố giúp các cuộc biểu tình ở Hong Kong những năm qua được tổ chức khá thành công chính là sự tham gia của các hội nhóm học sinh, sinh viên mà tiêu biểu là nhóm Học Dân Tư Triều. Cũng vì vậy, nhiều độc giả Việt Nam đã đặt câu hỏi: sinh viên Việt Nam ở đâu trong các cuộc biểu tình?

Khi nhìn những hình ảnh về các cuộc biểu tình gần đây ở Việt Nam, có thể dễ dàng nhận thấy những gương mặt trẻ không chiếm số đông trong đoàn người. Những gương mặt thư sinh đeo kính quen thuộc của sinh viên lại ít thấy hơn nữa. Thực tế, nhiều sinh viên đã tham gia một hay một vài cuộc biểu tình, nhưng nhiều sinh viên thì lại chưa hề tham gia lần nào. Dù không hẳn là họ không biết về những diễn biến chính trị khiến các cuộc biểu tình nổ ra.

Các cuộc biểu tình gần đây ở Việt Nam như biểu tình phản đối Formosa, Luật đặc khu, Luật An ninh mạng,… hầu hết đều mang tính tự phát và không do một nhóm cụ thể nào kêu gọi. Cũng không có một nhóm hội nào của sinh viên đứng ra kêu gọi hay lãnh đạo những cuộc biểu tình này. Một số sinh viên đã tham gia các cuộc biểu tình kể trên, nhưng thường không phải ai cũng kể câu chuyện của mình.

Tuy vậy, câu chuyện sinh viên biểu tình ở Việt Nam không phải là chuyện quá hiếm hoi. Trước năm 1975, đã có nhiều cuộc biểu tình đòi hòa bình của sinh viên miền Nam dưới sự lãnh đạo của các tổng hội sinh viên. Sau đó, trong những năm 1988-1989, đã có những cuộc biểu tình của sinh viên ở Hà Nội, Sài Gòn, Vinh, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Cần Thơ. Và gần đây, sinh viên Đại học Hoa Sen đã tổ chức biểu tình trong khuôn viên trường nhằm phản đối Hội đồng quản trị mới và ủng hộ tôn chỉ “không vì lợi nhuận” của trường.

Trên thực tế, có rất nhiều lý do để ngăn một sinh viên Việt Nam tham gia biểu tình. Có những lý do xuất phát từ các quy định pháp luật, nhưng cũng có những lý do gần gũi hơn.

Sinh viên có thể bị đuổi học nếu biểu tình

Theo pháp luật Việt Nam hiện tại, quyền biểu tình của sinh viên không chỉ bị giới hạn bởi các quy định áp dụng chung cho toàn xã hội như Nghị định 38/2005/NĐ-CP hay Thông tư 09/2005/TT-BCA, mà còn bị giới hạn bởi các quy định dành riêng cho sinh viên, học sinh. Có thể kể đến là Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Thông tư 10 kể trên quy định về Quy chế công tác học sinh, sinh viên tại các trường đại học hệ chính quy. Văn bản này giới hạn quyền biểu tình bằng cách đặt ra mức kỷ luật từ khiển trách tới buộc thôi học, giao cho cơ quan chức năng xử lý khi sinh viên biểu tình. Mục 23 của Thông tư 10, khi tham gia biểu tình, tụ tập đông người, khiếu kiện trái pháp luật từ lần thứ ba trở lên, sinh viên có thể bị đình chỉ học, buộc thôi học, và có thể giao cho cơ quan chức năng xử lý. Mục 22 của phần phụ lục nêu trên tỏ ra nặng nề hơn với hành vi lôi kéo, kích động biểu tình, viết truyền đơn, áp phích khi chỉ cần sinh viên làm lần đầu là bị đình chỉ học có thời hạn và bị đuổi học nếu làm lần 2.

Thực tế thì không phải sinh viên nào cũng biết rõ về sự tồn tại của Thông tư 10 và các quy định của nó. Tuy vậy, nhiều sinh viên vẫn biết rằng họ sẽ phải gánh chịu hậu quả nếu tham gia biểu tình. Cũng theo khảo sát được dẫn ở phần trên, nhiều sinh viên nghĩ rằng họ sẽ bị kỷ luật, đuổi học, phạt hành chính và thậm chí là ngồi tù nếu tham gia biểu tình.

Cán bộ đoàn, hội, cán sự lớp: cánh tay nối dài của chính quyền

Thông thường, khi có những thông tin kêu gọi biểu tình trên mạng xã hội xuất hiện, đó cũng là lúc sinh viên được nhắc nhở không tham gia biểu tình. Hội sinh viên, Đoàn thanh niên và các thành viên ban cán sự sẽ làm nhiệm vụ nhắc nhở sinh viên không đi biểu tình bằng các thông báo miệng hoặc thông báo bằng các status trong các group nội bộ trên Facebook của sinh viên.

Ở một số trường, cán bộ trong bán cán sự lớp còn được yêu cầu tham gia biểu tình để nhận mặt người tham gia để có hình thức kỷ luật. Bên cạnh đó, có một bộ phận có nhiệm vụ theo dõi tư tưởng sinh viên trên mạng xã hội do Đoàn trường quản lý. Vì vậy, hình ảnh, hay bài đăng nào đó cho thấy có sự tham gia biểu tình của một sinh viên trong trường đều có thể bị theo dõi.

Trong khi đó, các trường đại học, cao đẳng không phải lúc nào cũng đưa ra thông báo chính thức về việc này. Tuy vậy, trong đợt biểu tình chống lại Luật đặc khu và Luật An ninh mạng năm 2018 đã có ít nhất sáu trường đại học, cao đẳng ra thông báo chính thức bằng văn bản trên trang web của mình yêu cầu sinh viên không tham gia biểu tình. Các thông báo của các trường đều có sự chỉ đạo của phía cơ quan công an như thông báo dưới dây của Khoa Tiếng Anh, Viện Đại học Mở Hà Nội.

Gia đình: rào cản gần như không thể vượt qua của sinh viên

Ở Việt Nam, gia đình thường không khuyến khích con cái mình tham gia các hoạt động mang tính chính trị. Sẽ khó có phụ huynh nào chấp nhận được việc con mình phải chấm dứt sự nghiệp học hành vì tham gia biểu tình, đặc biệt là khi họ thường là nhà tài trợ chính cho quá trình học tập của con cái.

Dù vậy, gia đình thường không thể biết được hết các hoạt động mà con mình tham gia khi đang học tập xa nhà ở các trường đại học, cao đẳng trên thành phố. Và nhà trường có một cách để liên lạc tới phụ huynh khi con em của họ gặp vấn đề, bao gồm cả chuyện biểu tình.

Thông thường, vào đầu năm học đầu tiên, sinh viên sẽ phải cung cấp thông tin liên quan tới gia đình, bao gồm cả địa chỉ nhà và đặc biệt là số điện thoại của phụ huynh. Bằng cách này, nhà trường nắm giữ một số lượng lớn các thông tin liên lạc với phụ huynh của sinh viên, qua đó có thể tác động tới quyền của sinh viên bằng cách tác động tới phụ huynh – “nhà tài trợ” chính cho việc học của sinh viên.

Sinh viên cũng phải nhờ cậy đến phụ huynh nếu muốn nhận thông tin hay làm việc với nhà trường. Trường Đại học Tôn Đức Thắng là một ví dụ khi thông báo điểm trực tiếp về cho phụ huynh dù đó là những thông tin riêng tư của sinh viên – những công dân trên 18 tuổi với đầy đủ quyền; hay vụ việc Đại học Tân Tạo đòi tiền học bổng của các sinh viên chỉ bắt đầu được giải quyết nghiêm túc khi phụ huynh xuất hiện.

Nhà trường và công an phối hợp quản lý sinh viên

Khi có học sinh, sinh viên hoặc giáo viên tham gia biểu tình, các trường học sẽ phải có biện pháp để ngăn cấm họ tham gia, đồng thời phải tuân theo chỉ đạo của cơ quan công an nhằm đảm bảo công tác an ninh chính trị.

Một trong những quy định đặt nền móng cho sự phối hợp giữa nhà trường và cơ quan an ninh trong việc kiểm soát sinh viên tham gia biểu tình là Quyết định 46/2007/QĐ-BGDĐT về quy định về công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Theo quyết định này, hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng và các trường khác sẽ phải “thực hiện sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan công an ở địa phương trong công tác đảm bảo chính trị, trật tự an toàn xã hội của trường học.”. Đối với các thủ trưởng cơ quan quản lý giáo dục địa phương, họ phải phối hợp với cơ quan công an cùng cấp để đưa ra các hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện vấn đề này.

Quyết định này cũng quy định rằng việc tham gia biểu tình là hành vi không được làm trong trường học, trong phần đề cương hướng dẫn cho các trường học xây dựng quy định riêng cũng quy định các trường phải có giải pháp ngăn cấm giáo viên và người học tham gia các cuộc biểu tình, tự phát lập hội, câu lạc bộ.

Bên cạnh đó, các trường phải làm nhiệm vụ giáo dục và nắm bắt diễn biến tư tưởng của giáo viên, người học để kịp thời can thiệp, cũng như phải báo cáo hàng năm, hàng quý lên cơ quan quản lý giáo dục cấp trên hoặc Bộ GD-ĐT.

Nhìn xuyên suốt các hành động của các trường đại học, cao đẳng khi có một cuộc biểu tình diễn ra, có thể thấy họ đã thực hiện khá đúng với quy trình được đề ra trong Quyết định 46 nêu trên. Bắt đầu từ việc giáo dục về việc không tham gia biểu tình trong tuần sinh hoạt, có các bộ phận theo dõi tư tưởng sinh viên trên internet, đưa ra các thông báo chính thức hoặc phi chính thức nhằm ngăn cấm sinh viên đi biểu tình theo hướng dẫn của phía công an, và cuối cùng là xử lý những sinh viên tham gia biểu tình.

Trường hợp của sinh viên Trương Thị Hà – sinh viên văn bằng 2 – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM cho thấy sự phối hợp của nhà trường với cơ quan công an khi sinh viên của mình bị bắt vì đi biểu tình. Khi cô tham gia cuộc biểu tình chống lại Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng hồi tháng 6 năm 2018, cô đã bị cơ quan công an bắt giữ. Trong tâm thư của mình gửi tới ông Phạm Tấn Hạ, hiệu phó của trường, cô đã mô tả rằng thầy đã đến khi cô bị bắt giữ và ký vào biên bản do phía công an chuẩn bị mặc dù cô đã nhờ thầy giúp gọi luật sư.

Có thể thấy, việc tham gia biểu tình của sinh viên sẽ gặp rất nhiều rào cản, từ những hạn chế về quyền dành riêng cho sinh viên, sự khuyên ngăn của cha mẹ, sự ngăn cấm của nhà trường và trên hết là sự phối hợp ngăn chặn giữa nhà trường và cơ quan công an. Việc thiếu vắng không gian cho các hội đoàn độc lập của sinh viên cũng làm giảm đi khả năng sinh viên có thể tham gia và tự mình tổ chức các cuộc biểu tình bài bản như ở Hong Kong.

Tuy vậy, cần nhìn nhận rằng, sinh viên Việt Nam không hề thờ ơ với tình hình chính trị Việt Nam và thế giới. Các thảo luận về chính trị của giới sinh viên nói riêng và giới trẻ nói chung vẫn diễn ra và ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Từ đó có thể thấy rằng, nếu các rào cản được tháo bớt, chúng ta có thể hoàn toàn hi vọng sinh viên sẽ tham gia tích cực hơn vào đời sống chính trị nước nhà.