Đức Tiến Chết

Đức Tiến Chết

Bản tin chiều 25/5: Cháy nhà trọ ở Trung Kính: Người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh, 3 nạn nhân trong vụ cháy ra viện, 1 trường hợp chưa tỉnh, Khởi tố gã đàn ông dụ dỗ, giao cấu với nữ sinh, Cụ ông 87 tuổi dự thi thạc sĩ vào Trường ĐH Cần Thơ

Quá trình học Tiến sĩ (Ph.D) ở Đức như thế nào?

Giả sử bạn đã có đủ điều kiện và được chấp nhận tham gia vào một khóa Tiến sĩ (Ph.D) ở Đức thì quá trình này có thể tóm tắt như sau:

Với mỗi lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, bạn sẽ cần phải tìm được một người cố vấn / giám sát học tập (trong tiếng Đức gọi là "Doktorvater” hay "Doktormutter”). Người này sẽ hướng dẫn bạn trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận văn. Có nhiều cách khác nhau để tìm được người cố vấn/ giám sát học tập: qua thông tin liên lạc cá nhân mà bạn có thể có, hoặc tìm kiếm trên các ấn phẩm báo chí Khoa học (ví dụ: tại đây). Một cách phổ biến khác để tìm được khóa học Tiến sĩ ở Đức là thông qua chương trình "Structured doctoral programs”.

3. Cần đạt mức trình độ chuyên môn nào để có thể làm Tiến sĩ ở Đức?

Nếu bạn muốn làm Tiến sĩ tại Đức thì trước đó bạn cần phải có một bằng Thạc sĩ có mức độ tương đương với bằng Thạc sĩ của một trường Đại học ở Đức. Việc bằng của bạn có tương đương hay không là do mỗi trường quyết định, để biết chính xác bạn cần liên hệ trực tiếp với trường bạn muốn theo học.

4. Làm thế nào để đạt được học vị Doctor ở Đức?

Ngay khi đã chọn được chủ đề cho mình, bạn cần phải nhanh chóng tìm một giáo sư, người sẽ đóng vai trò là người giám sát bạn trong suốt quá trình nghiên cứu. Khi chủ đề của bạn được giáo sư đó chấp nhận làm người giám sát, bạn sẽ được yêu cầu đăng kí học tại trường đại học có liên quan (trường có bộ môn nghiên cứu liên quan đến đề tài của bạn và giáo sư có giảng dạy ở trường đó). Nên liên lạc càng sớm càng tốt.

Các trường Đại học ở Đức ngày càng có nhiều các chương trình đào tạo tiến sĩ dành cho sinh viên nước ngoài. Tham gia vào các chương trình này, sinh viên sẽ được hướng dẫn chuẩn bị, tư vấn và cung cấp các điều kiện nghiên cứu thuận lợi. Luận án thường được viết bằng tiếng Anh nhưng trong quá trình nghiên cứu cũng có các khóa học tiếng Đức để giúp học sinh vượt qua những rào cản ngôn ngữ.

Tags: học tiến sĩ ở úc, học bổng tiến sĩ đức 2018, chi phí học thạc sĩ tại đức, học thạc sĩ ở đức có khó không, học tập tại đức, học mba tại đức, học tập và nghiên cứu tại đức, chương trình học tại đức

Du học nước ngoài: Có nên học lên tiến sĩ? Đó là câu hỏi của không ít bạn trẻ Việt sau khi hoàn thành thạc sĩ tại nước ngoài.

Thạc sĩ Châu Luân hiện là nghiên cứu sinh ngành Ngôn ngữ học nhận thức và Khoa học nhận thức tại Đại học Antwerp ở Bỉ có góc nhìn phân tích những lý do được - mất để bạn cân nhắc: Nên hay không nên học tiến sĩ?

Bài viết đề cập đến những lý do của việc nên và không nên học tiến sĩ.

Một số nhược điểm của việc học tiến sĩ mà chúng ta cần cân nhắc:

1. Học tiến sĩ không giúp bạn trở thành tỉ phú

Nhiều người và có thể nói đa số chúng ta đều có khát vọng và mong muốn làm giàu. Tuy nhiên, việc học tiến sĩ và việc trở thành tỉ phú là hai mục tiêu hoàn toàn không liên quan.

Tất nhiên, sau khi lấy được tấm bằng tiến sĩ, đa số mọi người có thể sẽ là giảng viên, giáo sư hay nhà nghiên cứu ở phòng thí nghiệm, hay là một chuyên gia nghiên cứu. Những công việc này đều có mức lương tương đối cao. Bạn sẽ không quá lo lắng về việc phải kiếm từng đồng theo giờ và cuộc sống sẽ không quá vất vả. Nhưng những công việc này đều không biến bạn trở thành tỉ phú.

Trong thời gian bạn chuyên tâm cho việc nghiên cứu và hoàn tất khóa học tiến sĩ, những người có bằng cấp thấp hơn đã có những lựa chọn và định hướng rõ ràng cho sự nghiệp. Một số khác đã có kinh nghiệm làm việc thực tế nhiều năm và hình thành được những mối quan hệ tốt trong công việc.

Họ có thể kinh doanh riêng, mở doanh nghiệp và may mắn hơn sẽ trở thành chủ và giám đốc các doanh nghiệp. Các ví dụ điển hình là các CEO như Larry Ellison, Bill Gates và Mark Zuckerberg. Họ đều là tỷ phú thế giới và họ chưa bao giờ học xong đại học (luận điểm này có thể gây tranh cãi).

2. Con đường lấy học vị tiến sĩ đầy những trở ngại về mặt vật chất, tinh thần, hạnh phúc cá nhân và thậm chí sức khỏe

Việc theo đuổi học vị tiến sĩ là một sự cam kết dài hạn đòi hỏi một nghiên cứu sinh sẽ đánh đổi gần 3-4 năm tuổi trẻ để hoàn thành được luận văn tiến sĩ. Đây là một con đường gian nan đầy thử thách về tinh thần, vật chất và thậm chí đòi hỏi một nghiên cứu sinh phải đánh đổi cả hạnh phúc cá nhân và thậm chí cả sức khỏe.

Để bắt đầu việc học tiến sĩ, một người phải mất 4 năm để lấy được tấm bằng cử nhân và dành 1 hoặc 2 năm để học thạc sĩ và sau đó lại mất 3-4 năm để học tiến sĩ.

Vì vậy, các nghiên cứu sinh sẽ lâm vào tình trạng khi thấy bạn bè xung quanh mình, người thì đã kết hôn và lập gia đình, sinh con, người thì đã có công việc ổn định, thậm chí có người đã được thăng chức lên đến 2-3 bậc, còn mình thì vẫn đeo đuổi một đề tài nghiên cứu không có hồi kết và không rõ liệu đề tài nghiên cứu có ra được kết quả mong muốn.

Bên cạnh đó, người học tiến sĩ sẽ dễ dàng cảm thấy cô đơn vì khó chia sẻ được với mọi người. Bạn bè đồng trang lứa giờ đây sẽ bị cuốn vào vòng xoáy của công việc và gia đình, chứ không ai sẽ quan tâm đến việc nghiên cứu khoa học cả.

Việc theo đuổi học vị tiến sĩ là một sự cam kết dài hạn đòi hỏi một nghiên cứu sinh sẽ đánh đổi gần 3-4 năm tuổi trẻ để hoàn thành được luận văn tiến sĩ (Ảnh minh họa).

3. Học tiến sĩ có thể sẽ không giúp bạn dễ kiếm việc hơn

Khác với lầm tưởng của mọi người, việc học tiến sĩ có thể sẽ khiến cho bạn khó kiếm được một công việc như ý và cơ hội nghề nghiệp thậm chí có thể thu hẹp hơn những người chỉ có bằng thạc sĩ hoặc chỉ đơn giản là tấm bằng cử nhân. Điều này nghe có vẻ vô lý, nhưng sự thật là các công việc nghiên cứu, làm giảng viên, đặc biệt là các vị trí giáo sư ở các trường đại học đều là những vị trí rất cạnh tranh.

Mỗi năm, số lượng nghiên cứu sinh tốt nghiệp có thể nhiều hơn so với số lượng các vị trí mà các đại học cần tuyển. Hơn nữa, cho dù bạn theo đuổi ngành y, kỹ thuật hay khoa học, bạn đều cần dành thời gian nhiều hơn cho việc đọc sách lĩnh vực đó. Sự am hiểu và sự quan tâm của bạn về các lĩnh vực khác trở nên thu hẹp.

Trước khi học tiến sĩ, bạn có thể có rất nhiều ước mơ, khát vọng, và dự định. Sau khi học tiến sĩ, niềm đam mê của bạn có thể chỉ còn vỏn vẹn là đề tài và lĩnh vực nghiên cứu của mình.

Tuy nhiên, việc học tiến sĩ sẽ có những lợi ích không ngờ đến:

1. Đóng góp kiến thức mới cho chuyên ngành

Trong tất cả các lợi ích thì mình nghĩ đây là điều tuyệt với nhất của việc trở thành nghiên cứu sinh. Khác với việc học ở bậc cử nhân (đa phần là đọc hiểu và ghi nhớ các kiến thức) hoặc bậc thạc sĩ (phân tích và đánh giá thông tin từ các bài báo khoa học), việc theo đuổi bậc học tiến sĩ sẽ cho phép các bạn đóng góp, xây dựng, và hình thành nên những kiến thức mới cho chuyên ngành của mình thông qua việc nghiên cứu và xuất bản các bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học quốc tế.

Bạn sẽ có cơ hội được rèn luyện và phát triển rất nhiều kỹ năng mà các bạn không thể tìm thấy trong một công việc văn phòng bình thường: kỹ năng tư duy phản biện, khả năng chọn lọc và đánh giá thông tin, kỹ năng đọc - viết ở mức độ nâng cao, kỹ năng giảng dạy và nghiên cứu, khả năng phân tích số liệu. Đây đều là những kỹ năng có thể giúp bạn có được những công việc tốt trong một ngôi trường đại học (academia) và thậm chí là ở những công việc ở ngoài.

Bên cạnh đó, bạn sẽ học được cách vượt qua rất nhiều khó khăn và thử thách. Đồng thời, bạn cũng sẽ học được cách đánh giá - nhìn nhận lại các giá trị của bản thân và trong cuộc sống. Thế giới này làm cho tất cả chúng ta nghĩ rằng "Ngồi khóc trên chiếc Mercedes vẫn sướng hơn ngồi khóc trên một chiếc xe đạp". Nhưng thật ra, bạn có thể mỉm cười và tận hưởng nhiều điều hạnh phúc nhỏ nhặt trong cuộc sống.

2. Được nhận một số lợi ích về tài chính nhất định trong vòng 3-4 năm

Mặc dù việc học tiến sĩ có thể không khiến bạn trở thành tỉ phú, nhưng những nghiên cứu sinh sẽ có lợi ích về mặt tài chính có thể giúp bạn có một cuộc sống thoải mái mà không phải lo nghĩ quá nhiều về tiền bạc trong suốt thời gian nghiên cứu trong vòng 3-4 năm.

Ở đa số tất cả các quốc gia ở châu Âu, người theo học tiến sĩ được xem như là những nhân viên của một trường đại học hơn là một sinh viên. Do đó, các nghiên cứu sinh sẽ được nhận một mức lương ổn định hàng tháng (tăng dần đều qua các năm) và một số ít các phúc lợi xã hội khác (bảo hiểm xã hội, chi phí đi lại bằng phương tiện giao thông, chi phí đi hội nghị, các ngày nghỉ phép trong năm).

Đối với những nghiên cứu sinh đã lập gia đình, chính phủ sẽ có những hỗ trợ đặc biệt cho thân nhân trong việc kiếm việc làm hoặc hỗ trợ việc đi nhà trẻ cho những nghiên cứu sinh có con nhỏ. Rất nhiều nước ở châu Âu sẽ khuyến khích các nghiên cứu sinh ở lại tìm việc và xin cơ hội định cư dài hạn (permanent residence).

Các quốc gia ở châu Âu hiện này có phúc lợi xã hội tốt nhất dành cho nghiên cứu sinh có thể kể đến là Thụy Sĩ, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan, Áo, Hà Lan, Vương quốc Bỉ, Luxembourg.

Mức lương trung bình của một nghiên cứu sinh ở Na Uy một năm hiện này là 456,165 NOK (xấp xỉ 45,455 euros trước thuế). Đây là một mức thu nhập không hề thấp so với các ngành nghề khác. Như vậy, bạn không những được lĩnh hội kiến thức chuyên ngành, làm những điều mình thích và còn được lợi về tài chính và một số phúc lợi xã hội nhất định trong thời gian làm nghiên cứu.

3. Có cơ hội đi nhiều nơi trên thế giới, có nhiều trải nghiệm thú vị và gặp gỡ nhiều người cùng đam mê

Trong thời gian làm nghiên cứu sinh, các bạn sẽ có dịp được tham dự các hội thảo khoa học, trình bày nghiên cứu của mình tới các nghiên cứu sinh và các giáo sư khác trong chuyên ngành. Bạn sẽ có dịp được tiếp xúc và gặp gỡ với nhiều người thú vị có chung đam mê làm nghiên cứu và đóng góp cho khoa học.

Những người bạn gặp gỡ thông qua các lớp học hoặc các hội nghị khoa học sẽ trở thành những cộng sự tuyệt vời trong công việc và những người bạn tuyệt vời ở ngoài công việc. Nếu bạn may mắn, bạn có thể tìm được "một nửa hoàn hảo" cũng có đam mê làm nghiên cứu và khoa học giống bạn. Điều này thật tuyệt phải không?

Các chia sẻ trên mang tính chủ quan và theo góc nhìn của mình về việc học tiến sĩ. Hi vọng sẽ giúp ích được cho các bạn trẻ trong việc quyết định có nên theo đuổi việc học tiến sĩ hay không.

Mình xin được trích dẫn một câu nói của một giáo sư anh rất ngưỡng mộ và có tầm ảnh hưởng đến mình: "Doing a PhD won't make you a billionaire, but it won't make you starve to death" (Tạm dịch: Học tiến sĩ sẽ không khiến bạn trở thành tỷ phú, nhưng sẽ không khiến bạn chết đói").

Nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Antwerp, Bỉ

* Mọi ý kiến đóng góp về giáo dục, giáo dục nghề nghiệp độc giả gửi tin, bài về hộp thư: [email protected]. Trân trọng cám ơn!