Một đoạn đường do Tập đoàn Sơn Hải thi công. (Ảnh: Báo Công Luận)
Xu hướng đầu tư lâu dài lên ngôi
Giá không biến động mạnh nên trong các năm qua, đất thổ cư Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2 và Mễ Trì không “có cửa” cho giới đầu tư lướt sóng. Tuy nhiên, thị trường lại chứng kiến sự phát triển mạnh của các xu hướng đầu tư lâu dài như xây nhà trọ cho thuê, xây chung cư mini cao cấp, khách sạn, nhà hàng…
Nam Từ Liêm giáp ranh Thanh Xuân và Cầu Giấy – 2 quận tập trung nhiều trường đại học nhất Hà Nội. Những năm gần đây, thị trường văn phòng Hà Nội cũng phát triển mạnh về phía Tây với tâm điểm là 3 quận trên. Từ Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2 đi đến các trường đại học và các khu văn phòng đều khá thuận lợi nên nơi đây tập trung 1 lượng lớn người thuê trọ là sinh viên, người lao động ngoại tỉnh. Những mảnh đất thổ cư nằm trong các ngõ ngách nhỏ được giới đầu tư săn lùng xây nhà trọ cho sinh viên, người lao động tỉnh lẻ thuê và luôn đạt tỉ lệ lấp đầy cao, hiếm khi phòng bị trống thời gian dài.
Trong khi đó, những lô đất có vị trí đẹp ở những mặt ngõ rộng hay các tuyến phố thường được giới đầu tư tìm mua để xây khách sạn, nhà hàng, quán bar… hướng tới đối tượng khách cao cấp, đặc biệt là cộng đồng người Hàn Quốc đang sinh sống ở đây. Mức chi trả cho các dịch vụ của nhóm khách nào cao hơn hẳn so với người Việt nên khu vực này từ lâu đã hình thành nhiều nhà hàng, quán bar, quán cà phê chỉ dành cho khách hàng Hàn Quốc.
Nhà đầu tư Vũ Khắc Nguyện (phố Thiên Hiền, Nam Từ Liêm) cho rằng xu hướng đầu tư lâu dài như xây nhà trọ cho thuê hướng đến đối tượng sinh viên, người lao động ngoại tỉnh hay xây khách sạn, nhà hàng, cửa hàng ăn… hướng đến cộng đồng người Hàn và Nhật là những hướng đầu tư chủ đạo tại Mỹ Đình và Mễ Trì trong các năm qua và sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh trong các năm kế tiếp.
“Nhu cầu thuê trọ của người ngoại tỉnh và cộng đồng người Hàn đổ vào Việt Nam theo làn sóng FDI liên tục tăng trưởng qua các năm đã, đang và sẽ đảm bảo nguồn cầu lớn, ổn định cho các phân khúc đầu tư trên”, ông Nguyện nhấn mạnh.
Mỗi một lao động muốn đi XKLĐ sang Nhật, người lao động phải bỏ ra hàng trăm triệu đồng, thậm chí có công ty thu phí “trên trời” tới hơn 300 triệu đồng khiến cho nhiều người đi lao động sau 3 năm lao đao vẫn chưa trả hết nợ đã phải trốn ra ngoài làm. Nhưng, vì trốn ra ngoài làm mà người lao động lại bị phía công ty gây khó dễ…
trung tâm xuất khẩu lao động nhật bản
Theo đơn của chị Mỹ, vào hồi tháng 6 năm 2014, chị Mỹ có tham gia chương trình thực tập sinh do Công ty Xuất khẩu lao động (XKLĐ) Texgamex làm công ty môi giới. Khi đi, tôi có phải nộp một khoản tiền chống trốn là 60 triệu đồng, chưa kể các loại chi phí bên ngoài và chi phí trả cho công ty lên tới hơn 300 triệu đồng?.
Đơn thư của người lao động gửi báo Người Hà Nội
Nhưng, khi sang Nhật, tại nơi làm việc do mức lương tôi nhận được không giống như trong hợp đồng được ký ở Việt Nam và do điều kiện khách quan, môi trường nhà chủ đối xử tệ bạc và thái độ công việc không tốt, không tôn trọng người lao động, có những cư xử thái quá. Đặc biệt, với mức lương quá thấp chỉ từ 7- 8 Man trên 1 tháng. Với mức lương quá thấp như vậy, sau 3 năm làm việc ở Nhật, tôi vẫn thấy chưa đủ điều kiện để trả hết số tiền vay nợ tới hơn 300 triệu đồng để được đi Nhật. Trước tình hình này, tôi đã phải trốn ra ngoài làm. Tôi bị trục xuất về nước vào ngày 30/1/2017. Sau khi về nước tôi có tìm đến công ty Texgamex thanh lý hợp đồng để lấy lại số tiền đặt cọc và những văn bằng chứng chỉ giấy tờ. Công ty không những không giải quyết mà còn lên giọng uy hiếp sẽ kiện tụng và xử phạt tại chỗ số tiền có thể lên tới vài trăm triệu đồng. Theo tôi được biết, khi lao động đi sang Nhật, các công ty không được phép thu tiền đặt cọc chống trốn bởi vì khi sang Nhật, tôi bị ép phải ký và phải trả lời những câu hỏi của bên tiếp nhận. Họ nói với tôi là: người lao động không phải mất bất kỳ một loại chi phí nào khác ngoài chi phí đơn hàng. Tôi nghĩ, bên phía công ty tiếp nhận tôi bên Nhật họ quá đáng như thế nào thì ở Texgamex là biết rõ nhất bởi vì khi tôi còn trong thời gian lao động ở bên Nhật thì có lần công ty Texgamex đã gọi điện sang trao đổi với tôi về vấn đề đó. Nhưng, hôm nay tôi có đến công ty để giải quyết hợp đồng công ty Texgamex đã gây khó khăn về vấn đề của tôi với lý do tôi là người bỏ trốn để từ chối thanh lý hợp đồng tài chính trước khi bay tôi đã nộp. Họ nói với lý do họ đã thu lại hết các biên lai thu tiền nên tôi không thể chứng minh tôi đã nộp tiền theo quy định riêng do họ đặt ra.
Nay, tôi làm đơn này, kính đề nghị phía cơ quan vào cuộc xác minh làm rõ những vấn đề trên để trả lại quyền lợi chính đáng cho tôi. Trước khi đi, gia đình tôi đã rất khó khăn vay mượn, thế chấp tài sản của gia đình và mượn thêm sổ đỏ của anh em họ hàng rất nhiều vốn để có được khoản tiền khổng lồ hơn 300 triệu đồng nộp cho công ty Texgamex – Hà Nội. Lúc trước tôi đi công ty này có địa chỉ ở số 26, lô FX1 – Pháp Vân, Hoàng Mai - Hà Nội, nay tôi về nước thì công ty có tên là Hoàng Việt ở địa chỉ mới tại tầng 1, tòa nhà No9B2 - khu đô thị mới Dịch Vọng, Cầu Giấy - Hà Nội. Hiện nay với khoản nợ hàng trăm triệu đồng gia đình tôi đang nợ rất khó khăn để trả, tôi kính mong các cơ quan sớm tìm ra công lý.
Giấy biên nhận nhận tiền đặt cọc của một người tên Nguyễn Bá Nam nhận tiền từ người nhà lao động Dương
Cũng giống như chị Linh Mỹ, gửi đơn đến Báo Người Hà Nội, anh Đỗ Long Dương sinh ngày 20/11/1991, quê quán Long Xuyên, Bình Giang, Hải Dương, số CMND: 142486132, Công an Hải Dương cấp ngày 22/2/2010. Theo anh Dương, ngày 24/3/2012 tôi có đi sang Nhật theo chương trình thực tập sinh thông qua Công ty Cổ phần TMS nhân lực làm môi giới, chi phí đi do công ty TMS đặt ra là 8.500 USD trên 1 người (phí làm visa vé máy bay) để được qua Nhật làm việc. Bên cạnh đó còn những khoản tiền phát sinh khác như 1.000 USD tiền phí môi giới cho người công ty (tiền bảo kê đỗ khi thi đơn hàng) cộng 10.000.000 VNĐ tiền nhập học trước khi vào trung tâm đào tạo tiếng Nhật học tập và cộng 41.800.000 tiền chống trốn gọi là tiền đặt cọc. Tổng số tiền ước tính tôi phải đóng cho Công ty TMS nhân lực lên tới 300.000.000 VNĐ (ba trăm triệu đồng)… Trước khi đi tôi có ký với Công ty Cổ phần TMS Nhân lực một hợp đồng qua Nhật làm việc lợp ngói thời gian 03 năm. Hợp đồng có những điều khoản sau: Trợ cấp giai đoạn thực tập kỹ năng: 60.000 yên/1 tháng, lương ký hợp đồng 1 tháng là 130.000 yên, điều kiện sinh hoạt là 02 người/1 phòng, điều kiện ăn ở thoải mái không bị gò bó ép buộc, công việc không làm quá 8 tiếng/1 ngày, giờ làm thêm không quá 60 tiếng/1 tháng… Nhưng đến khi sang Nhật thì thực tế lại không diễn ra như khi tư vấn và trong hợp đồng đã ký. Tiền trợ cấp giai đoạn 1 thực nhận là: 18.000 yên, tiền lương nhận được cũng thấp, sinh hoạt khổ cực 6 người trong 1 phòng (40m2), ở lẫn với nhiều người...
Đặc biệt trong khi làm việc, chúng tôi bị công ty gò bó ép buộc, ăn ngủ cùng với côn trùng, gián, muỗi… Công việc bị ép làm từ 04 giờ sáng tới tận 07 giờ tối có khi làm tới đêm chưa về đến nhà. Giờ làm thêm thì quá nhiều nhưng không được tính vì bên công ty tiếp nhận họ bảo trừ vào tiền chi phí đi lại. Vì quá bức xúc với điều kiện công việc và sinh hoạt nên tôi đã điện về phía Công ty TMS nhân lực để được giúp đỡ nhưng chỉ nhận được câu trả lời là không. Vậy, nên tôi đã trốn ra ngoài làm để mong co tiền trả số nợ vay mượn 300 triệu đồng đã đóng cho công ty TMS đã đóng trước khi đi…
Cùng có tên trong đơn kêu cứu gửi đến Báo với Dương còn có anh Mai Khánh Toàn sinh ngày 26/8/1990, quê quán Quỳnh Lưu, Nho Quan, Ninh Bình, số Chứng minh nhân dân: 164475120 do Công an Ninh Bình cấp ngày 19/1/2010. Cũng như anh Dương, anh Toàn đã phải đóng cho Công ty TMS nhân lực 41.800.000 đồng tiền đặt cọc để được sang Nhật. Đặc biệt hơn là còn có người phải đóng tới hơn 100 triệu đồng tiền đặt cọc chống trốn cho Công ty TMS để được sang Nhật. Đó là trường hợp của anh Nguyễn Danh Khương, sinh ngày 11/5/1986, quê quán Tân Tiến, An Dương, Hải Phòng. Trong đơn anh biết đã phải đóng 107 triệu đồng tiền đặt cọc…
Theo phản ánh của những lao động trên, với việc thu tiền đặt cọc, những công ty này có dấu hiệu lợi dụng nguồn vốn và tự ý thu phí trên trời, vượt quá quy định của nhà nước, Báo Người Hà Nội xin chuyển nội dung đơn thư bạn đọc đến các cơ quan chức năng xem xét giải quyết theo thẩm quyền.Bạn đọc có thắc mắc gì về Xuất khẩu lao động xin gọi số điện thoại đường dây nóng: 0988 200 599Bài 2: Bơ vơ xứ người