Hà Nội (TTXVN 14/11/2023) Cách đây 25 năm, ngày 15/11/1998, tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) nhân Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao-Kinh tế APEC lần thứ 10. Sự kiện này đánh dấu bước triển khai mạnh mẽ chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, tạo động lực cho tiến trình đổi mới và hội nhập của đất nước. Nhìn lại chặng đường 25 năm qua, có thể thấy Việt Nam đã tham gia APEC với tinh thần chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm vào việc vun đắp tương lai chung về một cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động, sáng tạo, gắn kết và thịnh vượng.
Mức phạt khi mang tiền mặt quá quy định mà không khai báo
Tại Điều 6 Thông tư 15 quy định:
Cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt khi xuất cảnh, nhập cảnh vi phạm các quy định tại Thông tư này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nếu mang theo số tiền mặt là ngoại tệ có giá trị tương đương trên 5.000 USD hoặc trên 15 triệu đồng khi xuất, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mà không khai báo thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 10 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt như sau:
Theo Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, người nào vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật tiền Việt Nam, ngoại tệ trị giá từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc các hành vi khác như: buôn lậu, buôn bán hàng cấm…thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.
Mức phạt quy định với tội này là phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Bên cạnh đó, tội này cũng quy định các khung hình phạt tăng nặng khác như:
Phạt tiền từ 200 triệu đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 – 05 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
– Vật phạm pháp trị giá từ 300 – 500 triệu đồng;
– Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
– Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
Phạt tiền từ 01 – 03 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 05 – 10 năm nếu phạm tội trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500 triệu đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.
Mọi chi tiết liên hệ Luật sư tư vấn:
CÔNG TY LUẬT TNHH NĂNG & PARTNER – Hotline: 0986.799.399; 0886.799.399
Email: [email protected]
Facebook: https://www.facebook.com/dnlawfirm.com.vn
Văn phòng tại Hà Nội: Phòng 19.7, Tòa Vimeco Lô E9, Phạm Hùng, Trung Hòa, Cầy Giấy, Hà Nội.
Văn phòng tại Thái Nguyên: Số 360/1 Đường Bắc Kạn. Thành phố Thái Nguyên
Mục đích tổ chức và dự thi – Thi EPS bao nhiêu điểm thi đỗ?
– Để lựa chọn nhân lực lao động Việt Nam thích hợp sang Hàn Quốc làm việc hàng năm.
Mục tiêu của việc tham gia thi:
– Người lao động có mong muốn và nhu cầu làm việc tại Hàn Quốc. – Người lao động mong muốn tăng thu nhập.
Thi EPS bao nhiêu điểm thi đỗ? – một câu hỏi được đặt ra không chỉ bởi những ứng viên mà cả những người quan tâm đến việc lao động tại Hàn Quốc. Điểm thi đỗ trong kỳ thi này không chỉ đơn thuần là một con số, mà còn là cánh cửa mở ra cơ hội mới, một bước chuyển mình quan trọng trong sự nghiệp và cuộc sống.
Điều này đã thúc đẩy sự cạnh tranh nảy lửa và nỗ lực không ngừng nghỉ từ phía các thí sinh, với hy vọng có thể vượt qua thử thách và chinh phục mơ ước tại đất nước Hàn Quốc. Điểm thi đỗ không chỉ là kết quả cá nhân, mà còn là chứng nhận cho sự đam mê, sự kiên trì và quyết tâm không ngừng trong hành trình chinh phục ước mơ.
Việt Nam đã tham gia APEC với tinh thần chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm vào việc vun đắp tương lai chung về một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động, sáng tạo, gắn kết và thịnh vượng.
Ngày 15/11/1998, tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) nhân Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 10.
Giây phút lịch sử này đánh dấu bước triển khai mạnh mẽ chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, tạo động lực cho tiến trình đổi mới và hội nhập của đất nước trong hơn 2 thập kỷ qua.
Tiếp theo việc trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) năm 1996, việc tham gia APEC năm 1998 đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và là tiền đề để nâng hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta lên tầm toàn cầu với việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007.
Đề cập tới lý do Việt Nam quyết định gia nhập APEC, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan từng khẳng định, triết lý đối ngoại của Việt Nam là luôn coi mình là một bộ phận của thế giới. Việt Nam sẵn sàng thi hành chính sách mở cửa, sẵn sàng gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế.
Bên cạnh đó, vào thời điểm cuối những năm 90, khi Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới hơn 10 năm, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế khá cao, bình quân khoảng 8%. Trong khi đó thị trường trong nước với dân số đông, nhưng thu nhập hạn chế nên không gian phát triển hạn chế. Vì thế, các cơ quan chức năng xác định phải tìm mọi cách mở rộng thị trường và APEC là một trong những thị trường lớn của thế giới. Ngoài ra, cuối thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, xu thế hội nhập, toàn cầu hóa phát triển rất mạnh, Việt Nam đã chọn con đường đi theo xu hướng này.
Là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu tại châu Á – Thái Bình Dương, nơi hội tụ các trung tâm kinh tế, thương mại và công nghệ lớn toàn cầu, chiếm 38% dân số thế giới, đóng góp 62% GDP và gần 50% thương mại toàn cầu, APEC đã mang lại nhiều lợi ích về chiến lược, kinh tế, thương mại và đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện của đất nước.
Hiện nay, APEC quy tụ 15 trên 31 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và là các đối tác kinh tế, thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam. 13 trong số 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam đã ký kết là với thành viên APEC.
“APEC là diễn đàn quan trọng trong chính sách đối ngoại đa phương của Việt Nam. Hợp tác APEC trên các lĩnh vực tự do hoá thương mại và đầu tư, phát triển nguồn nhân lực chất lượng, cải cách cơ cấu, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, ứng phó với thiên tai, tăng cường kết nối… đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam”, Thứ trưởng Ngoại giao hồi năm 2017 Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.
Sau khi gia nhập APEC, vị thế của Việt Nam thay đổi, từ chỗ bị bao vây cô lập trở thành có vai trò, tiếng nói ngang hàng với nhiều trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới trong việc xây dựng, định hình các luật lệ, quy tắc về kinh tế, thương mại khu vực.
Không chỉ thúc đẩy hợp tác đa phương, diễn đàn APEC cũng là kênh quan trọng để Việt Nam thúc đẩy quan hệ song phương, góp phần tạo đan xen lợi ích dài hạn và đưa quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu, củng cố môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước.
Nổi bật là với vai trò chủ nhà năm APEC 2006, Việt Nam đã thúc đẩy thực chất quan hệ song phương với nhiều đối tác chủ chốt, đặc biệt là qua các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, trong dịp Hội nghị Cấp cao APEC 2006. Thành công của các chuyến thăm song phương mang tính lịch sử và hàng chục cuộc hội đàm, tiếp xúc song phương dịp Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tiếp tục đặt nền móng nâng tầm quan hệ song phương của ta với nhiều đối tác trong khu vực.
Tham gia APEC và thực hiện các cam kết về mở cửa thương mại, đầu tư, thuận lợi hóa kinh doanh còn góp phần tạo động lực thúc đẩy cải cách trong nước, từng bước hoàn thiện thể chế chính sách, quy định phù hợp với các cam kết quốc tế; tạo tiền đề để Việt Nam tham gia vào những sân chơi rộng lớn và có mức độ cam kết cao hơn như WTO, các FTA, trong đó có những FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao.
Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển cho rằng, đặc sắc của APEC là cơ chế không ràng buộc nên có thể đưa ra những ý tưởng thúc đẩy hội nhập rất mạnh dạn mà qua đó, các thành viên tiên phong có thể khai thác những ý tưởng táo bạo để phát triển, hiện thực hóa thành hành động.
Điều khác biệt của hợp tác APEC so với nhiều cơ chế khác chính là việc APEC đã mang đến những tiềm năng và cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đối thoại giữa các nhà Lãnh đạo APEC với Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) và Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC hàng năm là dịp quan trọng để cộng đồng doanh nghiệp đề xuất khuyến nghị lên các nhà Lãnh đạo, chủ động tham gia đóng góp xây dựng chính sách liên kết kinh tế khu vực, đồng thời tạo khuôn khổ để doanh nghiệp Việt Nam kết nối với các tập đoàn hàng đầu thế giới.
Nhìn lại chặng đường 25 năm Việt Nam tham gia APEC, có thể thấy quyết định gia nhập APEC năm 1998 là một quyết định chiến lược trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, đặt nền tảng cho hội nhập toàn cầu và đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam cũng như của khu vực.
Những đóng góp tích cực, trách nhiệm và hiệu quả vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong tiến trình APEC.
Nổi bật nhất phải kể đến việc Việt Nam là một trong số không nhiều các nền kinh tế hai lần được các thành viên tín nhiệm ủng hộ đảm nhiệm vai trò chủ nhà các Năm APEC vào các năm 2006 và 2017. Cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang vào thời điểm đó khẳng định, đây là sự “hiếm hoi” trong khu vực APEC. Sau 1 thập kỷ, Thế và Lực của Việt Nam đã khác rất nhiều.
Dưới sự chủ trì của Việt Nam, hai Hội nghị Cấp cao APEC Hà Nội năm 2006 và Đà Nẵng năm 2017 đều được đánh giá hết sức thành công, đạt những kết quả quan trọng, có ý nghĩa mang tính chiến lược đối với Diễn đàn APEC cũng như hợp tác, liên kết kinh tế tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Thậm chí, 2017 được đánh giá năm APEC thành công nhất sau 10 năm khi có sự tham dự của đông đủ các nhà lãnh đạo kinh tế khu vực APEC.
Tại Tuần lễ Cấp cao tháng 11/2006 tại thủ đô Hà Nội, lần đầu tiên các nhà Lãnh đạo APEC đã xác định triển vọng hướng tới hình thành Khu vực Thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP). Đây là quyết sách quan trọng, đặt nền móng cho tầm nhìn chiến lược về liên kết kinh tế toàn khu vực.
Cùng thời điểm đó, Việt Nam đã ghi dấu ấn với Chương trình hành động Hà Nội nhằm thực hiện các mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư; Gói biện pháp tổng thể cải cách APEC, các cam kết hợp tác về an ninh con người, phát triển nguồn nhân lực, cải cách cơ cấu, hỗ trợ các thành viên đang phát triển nâng cao năng lực hội nhập...
Tiếp đến, với bản lĩnh và trí tuệ, với quyết tâm và sự đồng lòng, Việt Nam đã tổ chức thành công xuất sắc Năm APEC 2017 với gần 250 sự kiện, đỉnh cao là Tuần lễ Cấp cao APEC lần thứ 25 tại thành phố biển Đà Nẵng năng động và hiện đại. Tại đây, Việt Nam đã đề xuất sáng kiến xây dựng tầm nhìn mới của APEC sau năm 2020 và thành lập Nhóm Tầm nhìn APEC.
Với vai trò Phó Chủ tịch Nhóm xây dựng Tầm nhìn APEC, Việt Nam chủ động đề xuất nhiều ý tưởng phù hợp với quan tâm chung nhằm tiếp tục đề cao vai trò của khu vực châu Á-Thái Bình Dương lấy người dân làm trung tâm, thúc đẩy phát triển bao trùm, bền vững, kết nối tiểu vùng, cải cách cơ cấu, kết nối con người, hợp tác kỹ thuật… Các ý tưởng và đề xuất của Việt Nam đã được lồng ghép trong văn kiện Tầm nhìn APEC đến năm 2040.
Có thể nói, thành công và những dấu ấn của hai lần đăng cai APEC khẳng định đóng góp chủ động, tích cực và hết sức trách nhiệm của Việt Nam trong tham gia định hình liên kết kinh tế khu vực, duy trì vai trò của châu Á-Thái Bình Dương là động lực của liên kết và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Việt Nam cũng là một trong những thành viên tích cực nhất trong việc đề xuất các sáng kiến, dự án hợp tác, với gần 150 dự án. Nhiều sáng kiến do Việt Nam đề xuất được đánh giá thiết thực, đáp ứng quan tâm chung, nhất là về phát triển bền vững, bao trùm, phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, thúc đẩy kinh tế số…
Đặc biệt, trong 2021 – thời điểm dịch COVID-19 gây khó khăn cho hoạt động hợp tác, Việt Nam thể hiện là quốc gia tích cực, trách nhiệm với APEC, đưa ra nhiều sáng kiến, đóng góp quan trọng. Những ý kiến của Chủ tịch nước khi đó là Nguyễn Xuân Phúc đưa ra được các nhà lãnh đạo APEC đánh giá cao. Nổi bật trong đó là sáng kiến chia sẻ công bằng vaccine, kêu gọi các thành viên cam kết tự nguyện chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine nhằm mở rộng quy mô sản xuất và cung ứng vaccine, hướng tới miễn dịch cộng đồng. Về phát triển, Việt Nam cũng đề ra các biện pháp rất mới, như đề nghị APEC có tầm nhìn và cách tiếp cận mới trong phục hồi kinh tế như thúc đẩy kinh tế số, thương mại điện tử, rỡ bỏ các rào cản thương mại để khôi phục sản xuất kinh doanh, tránh đứt gãy. Trong quá trình đó thì cần hỗ trợ các các nhóm yếu thế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thứ ba, trong công tác điều hành hoạt động của APEC, Việt Nam đã khẳng định vai trò điều hành, thúc đẩy triển khai các chương trình hợp tác của APEC thông qua đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong các cơ chế của Diễn đàn. Nổi bật là vai trò Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC (2005 - 2006), Chủ tịch nhóm ASEAN trong APEC, Chủ tịch/Phó Chủ tịch nhiều ủy ban, nhóm công tác quan trọng của Diễn đàn. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đóng góp và tham gia tích cực tại Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC và Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC. Riêng trong giai đoạn 2016 - 2018, Việt Nam đã đảm nhiệm vai trò Chủ tịch, Phó Chủ tịch 18 Ủy ban, nhóm công tác của APEC và ABAC, được các thành viên đánh giá cao.
Trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay có rất nhiều sự bất ổn, thách thức thì diễn đàn kinh tế APEC lần này sẽ là dịp để các nhà lãnh đạo của 21 nền kinh tế bàn thảo về các vấn đề thách thức này và các biện pháp để khắc phục, cũng như là sự phối hợp về chính sách giữa các nền kinh tế, làm thế nào để mang lại sự phục hồi kinh tế nhanh nhất, đồng thời bảo đảm nền kinh tế phát triển lành mạnh và vững mạnh trong thời gian tới.
Chuyến thăm tới Hoa Kỳ tham dự diễn đàn APEC năm nay của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho thấy sự ủng hộ của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương nói chung, cũng như đối với tiến trình APEC nói riêng.
Theo Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Dũng, Việt Nam sẵn sàng phối hợp cùng với các nước thành viên để đưa tiến trình này phát triển hơn nữa, bảo đảm một sự phát triển kinh tế bền vững và đem lại những cơ hội mới, những thuận lợi mới và đặc biệt là những điều kiện để khắc phục những khó khăn, bất cập hiện nay, những bất ổn, những thách thức hiện nay do tình hình thế giới đang rất phức tạp đặt ra.
Năm 2023, Việt Nam đã tích cực ủng hộ, phối hợp chặt chẽ với Chủ nhà Hoa Kỳ, các thành viên APEC chủ chốt và các thành viên ASEAN trong APEC duy trì nguyên tắc thương mại - đầu tư tự do và mở của Diễn đàn, thúc đẩy đà hợp tác, liên kết kinh tế khu vực, thúc đẩy các nỗ lực ứng phó dịch bệnh, phục hồi kinh tế và tăng trưởng bền vững, bao trùm trong dài hạn, bảo đảm thành công của Năm APEC 2023; thúc đẩy đoàn kết và đề cao vai trò của ASEAN.
Việt Nam đã tham gia đóng góp tích cực vào các hoạt động và quan tâm chung của APEC, đóng vai trò tích cực trong triển khai Kế hoạch Hành động Aotearoa về Tầm nhìn APEC đến năm 2040 và tiếp tục phát huy các kết quả quan trọng của Năm APEC 2017. Đáng chú ý, Việt Nam là thành viên duy nhất tự nguyện báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch Hành động Aotearoa trên cả 3 trụ cột…
Ông Matt Murray, quan chức cấp cao Vụ Đông Á - Thái Bình Dương thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng Việt Nam là một đối tác thực sự quan trọng với Hoa Kỳ trong APEC, khi đóng góp vào tất cả những nỗ lực và quy trình làm việc khác nhau trong suốt năm APEC.
“Hiện tại, Hoa Kỳ đang có sự quan tâm đặc biệt đến vai trò, vị trí của Việt Nam trong việc duy trì chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Hoa Kỳ và các thành viên đã và đang tiến hành một số cuộc họp và thảo luận khác nhau trong khuôn khổ APEC về cách thức đảm bảo chuỗi cung ứng trở nên linh hoạt hơn và Việt Nam thực sự đóng một vai trò to lớn tại đây”, ông Murray cho hay.
Có thể thấy, việc Việt Nam gia nhập APEC là quyết định có tầm nhìn chiến lược của Ðảng và Nhà nước. Cùng với việc gia nhập ASEAN, tham gia sáng lập ASEM và khởi động đàm phán gia nhập WTO, tham gia Hiệp định CPTPP, gia nhập APEC thể hiện hình ảnh một đất nước Việt Nam đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế và đóng góp vào xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới. Đây là cơ chế hợp tác kinh tế đầu tiên ở tầm châu Á - Thái Bình Dương mà Việt Nam tham gia kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới, khẳng định quyết tâm triển khai đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng.
Tổng hợp - Trình bày: Hồng Hạnh
Khi xuất, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế tại Việt Nam, ngoài việc kiểm tra giấy tờ nhân thân, hộ chiếu, một số trường hợp còn phải khai báo Hải quan cửa khẩu số tiền mặt mình mang theo.