Quản Trị Doanh Nghiệp Tiếng Anh

Quản Trị Doanh Nghiệp Tiếng Anh

PDF {{item.file_size}} {{item.publishdate}}

Các thuật ngữ viết tắt tiếng Anh ngành QTKD

Dưới đây là danh sách các thuật ngữ viết tắt phổ biến trong ngành Quản trị Kinh doanh:

Dịch tiếng Anh chuyên ngành Quản trị kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thời đại hội nhập quốc tế. Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế toàn cầu, việc nắm bắt thông tin, trao đổi kinh nghiệm và hợp tác với các đối tác quốc tế là điều cần thiết cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.

Dịch Thuật Số 1, với đội ngũ biên dịch viên chuyên nghiệp, am hiểu sâu sắc các thuật ngữ và kiến thức chuyên ngành, cam kết mang đến dịch vụ dịch thuật tiếng Anh ngành BA chuẩn xác, chất lượng cao, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Liên hệ với Dịch Thuật Số 1 để nhận ưu đãi tốt nhất trong tháng này.

Đầu vào linh hoạt phù hợp đa dạng đối tượng

Những năm gần đây, thạc sĩ Quản trị kinh doanh được xem là một trong những lĩnh vực, chìa khóa giúp người học thành công trong kỷ nguyên 4.0. Sau vài năm công tác nhất định, việc bổ sung kỹ năng thực tế để đón nhận cơ hội thăng tiến mới trong sự nghiệp trở nên cần thiết với những người mong muốn phát triển trong công việc.

Theo xu hướng đó, chương trình đào tạo thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) được nhiều trường cập nhật qua yếu tố liên kết và phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn, tập đoàn đa quốc gia. Ưu điểm này giúp người học thụ hưởng trong những bài giảng, chia sẻ, truyền đạt của các doanh nhân, giảng viên nhiều kinh nghiệm. Tất cả nhằm đáp ứng đúng đặc thù nguồn nhân lực chất lượng cao và xu thế phát triển của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Ngoài ra, sự thay đổi hình thức tuyển sinh từ thi tuyển sang xét tuyển, chương trình thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh của các trường đã nhận được sự quan tâm lớn từ các thí sinh, trong đó có Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM (UEF).

Do nhóm kiến thức và kỹ năng đặc thù của MBA cần thiết cho doanh nghiệp, hoạt động trong nhiều lĩnh vực nên đối tượng học viên đa dạng, có thể là sinh viên mới tốt nghiệp, nhân viên lĩnh vực kinh doanh, nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp, quản lý…, vì vậy, việc chuyển đổi hình thức giúp các học viên không vướng bận thời gian ôn luyện hay thi tuyển.

Lợi thế trên lộ trình phát triển nghề nghiệp

Có thêm bằng cấp thạc sĩ là lợi thế trong thị trường lao động nhiều cạnh tranh hiện nay, khi được tuyển dụng, các ứng viên là thạc sĩ sẽ có nhiều cơ hội thể hiện năng lực, thăng tiến trong môi trường làm việc ở nhiều công ty, tổ chức.

Tại UEF, khi theo học cao học ngành Quản trị kinh doanh, học viên sẽ được đào tạo về kỹ năng quản lý, hoạch định chiến lược, cải tiến, sáng tạo,… UEF tạo cơ hội để người học thực hành, thảo luận trực tiếp cùng các giảng viên có chuyên môn cao trong ngành.

Trường khuyến khích việc tương tác, trao đổi, phản biện giữa các học viên với nhau và với giảng viên, từ đó hình thành mô hình doanh nghiệp thu nhỏ tại trường đại học. Bên cạnh đó, môi trường học tập và cơ sở vật chất cũng là yếu tố quan trọng giúp khơi dậy niềm đam mê và sự sáng tạo của học viên.

Sau khóa học thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh tại UEF, chị Phan Thị Vân Anh - Thủ khoa tốt nghiệp khóa 2021 cho biết: "Tôi thấy UEF chú trọng đến chất lượng giảng dạy. Các thầy cô tôi từng học đều là những người có kinh nghiệm lâu năm, giảng dạy tại nhiều trường đại học lớn, kinh nghiệm truyền đạt tốt và có kiến thức chuyên môn giỏi. Ngoài ra, môi trường học và cơ sở vật chất tại UEF cũng khá tốt. Vì thế tôi và ông xã đều quyết định lựa chọn UEF để bồi dưỡng tri thức".

Bên cạnh khối kiến thức chuyên môn, học viên được trải nghiệm các dịch vụ của trường như thư viện hiện đại với đa dạng đầu sách phục vụ cho quá trình nghiên cứu, phòng học tiêu chuẩn đảm bảo việc tương tác giữa giảng viên và học viên… Trên hết, UEF còn linh hoạt trong việc sắp xếp thời gian biểu, giúp học viên cân bằng giữa giờ học và làm việc.

Hiện, UEF xét tuyển chương trình thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh đợt 2 năm 2023 với mã ngành 8340101. Đối tượng xét tuyển cần đảm bảo điều kiện: thí sinh đã tốt nghiệp đại học đúng ngành hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển; người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần hoặc khác với chuyên ngành xét tuyển phải học bổ sung kiến thức (các môn học bổ sung kiến thức được xác định dựa trên bảng điểm đại học của thí sinh); văn bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định.

Với yêu cầu trên, trường sẽ nhận hồ sơ xét tuyển đến hết ngày 23/9/2023.

Là những CEO nổi tiếng, đại diện cho thế hệ doanh nhân Việt Nam thời kỳ hội nhập, dù cách thức khởi sự kinh doanh và phát triển doanh nghiệp có khác nhau nhưng họ đều là những “người hùng” mang đến thành công cho các doanh nghiệp.  Chặng đường dài có lúc khó khăn, có lúc thất bại, nhưng họ có khát vọng, sự dấn thân, sáng tạo và niềm tin sắt đá vào mục tiêu đã lựa chọn.

Thuật ngữ dịch tiếng Anh ngành quản trị kinh doanh

Bên cạnh những từ vựng cơ bản, việc nắm vững các thuật ngữ chuyên ngành cũng vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số thuật ngữ thường được sử dụng khi dịch tiếng Anh chuyên ngành quản trị kinh doanh:

Equilibrium /ˌiːkwɪˈlɪbriəm/: Cân bằng thị trường

Financial markets /faɪˈnænʃl ˈmɑːkɪts/: Thị trường tài chính

Fiscal policy /ˈfɪskl ˈpɒləsi/: Chính sách tài khóa

Growth rate /ɡroʊθ reɪt/: Tỷ lệ tăng trưởng

Inelastic /ˌɪnɪˈlæstɪk/: Không co giãn

Inferior goods /ɪnˈfɪəriə ɡʊdz/: Hàng hóa thứ cấp

Inflation /ɪnˈfleɪʃn/: Lạm phát

Interest rates /ˈɪntrɪst reɪts/: Lãi suất

Opportunity cost /ˌɒpəˈtjuːnɪti kɒst/: Chi phí cơ hội

Scarcity /ˈskeəsəti/: Sự khan hiếm

Abnormal profit /æbˈnɔːml ˈprɒfɪt/: Lợi nhuận bất thường

Absolute advantage /ˈæbsəluːt ədˈvɑːntɪdʒ/: Lợi thế tuyệt đối

Business cycle /ˈbɪznɪs ˈsaɪkl/: Chu kỳ kinh doanh

Comparative advantage /kəmˈpærətɪv ədˈvɑːntɪdʒ/: Lợi thế cạnh tranh

Complementary goods /ˌkɒmplɪˈmentəri ɡʊdz/: Hàng hóa bổ sung

Deadweight loss /ˌdedweɪt ˈlɒs/: Tổn thất hiệu quả

Deflation /dɪˈfleɪʃn/: Giảm phát

Mai Kiều Liên – bông hồng vàng thuộc top 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á

Có thể nhìn thấy rõ cá tính của một nhà điều hành giỏi qua những sản phẩm, giá trị họ kiến tạo nên cũng như những thành công họ xây dựng được. Điều này hoàn toàn đúng đối với nữ CEO nổi tiếng Mai Kiều Liên khi nhìn vào Vinamilk. Với sự quyết đoán và tư duy cấp tiến, bà đặt trọng tâm vào phát huy giá trị nội lực để cạnh tranh và áp dụng mô hình liên kết để tạo sức mạnh cộng hưởng cùng thắng. Chính quan điểm này đã giúp Mai Kiều Liên mạnh dạn thiết lập mối quan hệ hợp tác với các đối tác nước ngoài, và chiến lược này đã giúp Vinamilk trụ vững trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế và vươn mình khẳng định ngôi vương trong thị trường ngành sữa.

Trong quá trình dẫn dắt, điều hành của mình, CEO Mai Kiều Liên xác định yếu tố mang tính sống còn của công ty chính là sự sáng tạo. Bà không ngừng yêu cầu, cũng như tạo sự thúc đẩy để đội ngũ nhân viên Vinamilk nỗ lực tìm kiếm, tạo ra những cái mới, không đi theo lối mòn, không chạy theo đám đông và thậm chí có lúc đi ngược với xu hướng. Đến nay, 90 ý tưởng mới của Vinamilk xuất phát từ nữ tướng Mai Kiều Liên. Bà đã khai sinh ra việc sản xuất theo phương pháp công nghiệp các mặt hàng sữa chua, sữa bột trẻ em, phô mai, nước ép trái cây… giúp công ty nhanh chóng xâm nhập và dẫn đầu thị trường.

Được tôn vinh là 1 trong 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á vào các năm 2012, giới doanh nhân đánh giá cao sự chủ động, hết mình vì công việc và các chiến lược quyết liệt của bà để giúp Vinamilk tạo nguồn nguyên liệu không phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. CEO Mai Kiều Liên đã góp công lớn trong việc phát triển thành công hệ thống trang trại và đàn bò riêng biệt, đạt tiêu chuẩn quốc tế, giúp Vinamilk có những bước tiến mạnh mẽ, vững chắc ở thị trường trong nước và nước ngoài.