Thomas Child chụp bức các quan chức ngoại giao của Anh, Pháp, Mỹ, Nga gặp hoàng đế Đồng Trị (1856-1875). Bức ảnh này không còn tồn tại, chỉ còn bản sao chụp. Dù vậy, bức hình mang ý nghĩa lớn về thời kỳ lịch sử. Bấy giờ, triều đình nhà Thanh mâu thuẫn với phương Tây về việc quan chức ngoại giao có quỳ gối, khấu đầu trước hoàng đế Trung Quốc hay không. Do các sức ép bên ngoài, nhà Thanh buộc nhượng bộ, các quan chức chỉ nghiêng người làm lễ, không cần quỳ lạy. Thomas Child (1841-1898) là kỹ sư công trình, nhiếp ảnh gia người Anh. Theo The Paper, năm 1870, ông đến Trung Quốc, lưu lại đây gần 20 năm. Ông từng phụ trách thiết kế hệ thống khí gas ở Bắc Kinh. Thomas Child để lại gần 200 bức ảnh về triều đình, cảnh và con người cuối thời Thanh.
Hậu Cung của Đương Kim Hoàng đế
Được chia làm ba cấp bậc chính: Hoàng hậu (thê, chính thất), Phi tần (thiếp, trắc thất) và các Tiểu chủ (tỳ thiếp). Họ là các “chủ tử” trong Hậu cung, được các Thái giám và Cung nữ hầu hạ. Một khi nhập cung và nhận sắc phong của Hoàng đế, họ sẽ sống cả đời trong Hậu cung, trừ một số trường hợp khi Hoàng đế qua đời được đặc cách xuất cung ở với con trai là Thân vương, Quận vương…
Nhà Thanh có 13 Hoàng đế và tổng cộng 25 Hoàng hậu (皇后) là vợ chính thống (chính thê) của Hoàng đế, vì vậy luôn luôn chỉ có một Hoàng hậu tại vị. Hoàng hậu được lập trong các trường hợp sau:
Trên danh nghĩa, Hoàng hậu là người thống lĩnh Hậu cung, quản lý tất cả các Phi tần, Nữ quan, Thái giám và Cung nữ, tuy đôi lúc quyền này thực sự thuộc về một Phi tần đắc sủng. Hoàng hậu được coi là Hoàng ngạch nương (mẹ) của tất cả các A-ka (Hoàng tử) và Cách Cách (công chúa) trong Hoàng cung. Đầu Triều Thanh, Hoàng hậu sống ở Cung Khôn Ninh, từ thời Ung Chính thì dọn sang một trong mười hai cung ở Hậu Cung.
Phi tần là vợ lẽ (thiếp, trắc thất) của Hoàng đế, cấp bậc dưới Hoàng hậu nhưng trên các Tiểu chủ (Quý nhân, Thường tại và Đáp ứng). Là vợ thứ chính thức của Hoàng đế, không giống như các bậc Tỳ thiếp (Quý nhân, Thường tại, Đáp ứng), việc sắc phong của Phi tần được tổ chức long trọng hơn các Tỳ thiếp, người chính thức cử hành chính, chủ trì là Hoàng đế và người sắp xếp là Hoàng hậu. Mỗi Phi tần là Cung chủ của một trong mười hai cung ở Hậu Cung, vì vậy khi Hoàng đế lật thẻ (chọn người hầu ngủ) của Phi tần nào thì sẽ ngự giá tới cung của Phi tần đó. Giống Hoàng hậu, số lượng của Phi tần tại vị trong một thời điểm được giới hạn. Cũng như Hoàng hậu, Phi tần được quyền nuôi con và được những người danh phận thấp hơn gọi là “nương nương”. Phi tần được lập trong các trường hợp sau:
Các Tiểu chủ là các Tú nữ được sắc phong khi mới nhập cung hoặc các Thị thiếp (tỳ thiếp không có danh phận) của các Hoàng đế trước khi đăng cơ, danh phận thấp hơn bậc Tần. Các Tiểu chủ thường chỉ ở tại các cung điện nhỏ hoặc phòng ốc trong mười hai cung của Hậu cung do các Phi tần làm chủ, vì vậy Hoàng đế khi lật thẻ Tiểu chủ nào Tiểu chủ đó sẽ được đưa tới Cung Càn Thanh (hay Điện Dưỡng Tâm) bằng “Ngự Liễn” (kiệu của vua). Con cái do các Tiểu chủ sinh ra sẽ được các Phi tần danh phận cao nuôi dưỡng. Không có giới hạn cho số lượng Tiểu chủ (như Khang Hi có tổng cộng 79 thê thiếp). Các Tiểu chủ không được gọi là nương nương.
Dưới các Tiểu chủ là bậc Quan nữ tử, là một Cung nữ được Hoàng Đế sủng hạnh. Quan Nữ Tử không được coi là một Chủ tử ở Hậu cung. Nếu được sủng ái, Quan nữ tử có thể được sắc phong các danh phận cao hơn như Đáp ứng, Thường tại, Quý nhân. Tuy nhiên, thực chất cấp bậc Quan nữ tử dường như ít sử dụng trong chốn cung đình nhà Thanh. Cấp bậc này đặt ra nhằm mục đích lựa chọn tiêu chuẩn tối thiểu của Cung nữ để xem xét đặc cách và sắc phong các bậc cao hơn.
Thái thượng hoàng (chữ Hán:太上皇), hay Thái thượng hoàng đế (太上皇帝), gọi tắt là Thượng Hoàng (上皇), là ngôi vị mang nghĩa là “vua bề trên” trong triều đình phong kiến.
Danh hiệu này chỉ được dùng từ khi nhường ngôi cho đến khi qua đời; sau khi qua đời thì dùng miếu hiệu, thụy hiệu.
Thông thường, thái thượng hoàng là một hoàng đế đã nhường ngôi cho con trai, cháu trai, hoặc em trai; tuy lui về làm thái thượng hoàng nhưng vẫn giữ quyền lực tối cao, như các vua nhà Trần, Mạc Thái Tổ, Hồ Quý Ly ở Việt Nam, các vua nhà Tống, Thanh Cao Tông ở Trung Quốc.
Cũng có trường hợp do buộc phải làm thái thượng hoàng, chỉ còn danh vị chứ không còn quyền lực như Đường Huyền Tông Lý Long Cơ (Trung Quốc) hay vua Lê Dụ Tông bị chúa Trịnh Cương ép phải nhường ngôi, Lê Ý Tông bị Trịnh Doanh ép nhường ngôi cho Lê Hiển Tông (Việt Nam). Các vua Đường Cao Tổ Lý Uyên và Đường Duệ Tông Lý Đán tự mình rút lui, giao toàn bộ triều chính cho các con là Đường Thái Tông và Đường Huyền Tông khi các vua mới có thực lực mạnh để cai trị.
Trong lịch sử Việt Nam, nhà Trần là triều đại có truyền thống các hoàng đế nhường ngôi khi con trai đã trưởng thành để về làm thái thượng hoàng. Nhà Hồ cũng theo nếp này và đời vua đầu tiên là Hồ Quý Ly thực hiện việc truyền ngôi lên làm thái thượng hoàng, nhưng triều đại không tồn tại lâu nên không kéo dài được nếp truyền nối.
Thái hậu là ngạch nương (mẹ đẻ-mẫu phi) hay Hoàng ngạch nương (mẹ đích-mẫu hậu) của Hoàng Đế sau khi được sắc phong/thụy phong.
Thái hậu có quyền lực lớn hơn Hoàng hậu (có quyền tuyển chọn Hoàng Hậu) nhưng thường không trực tiếp can dự chuyện Hậu cung. Không giống như Hoàng hậu, có thể có nhiều hơn một Thái hậu tại vị một lúc (ví dụ đời vua Đồng Trị với Từ An Thái Hậu và Từ Hi Thái Hậu).
Nếu Hoàng hậu của Tiên đế nhưng không phải là mẹ ruột của Hoàng đế thì sẽ phong là Mẫu Hậu Hoàng thái hậu. Nếu Phi tần của Tiên đế mà là mẹ ruột của Hoàng đế thì được phong là Thánh Mẫu Hoàng thái hậu.
Phi tần của Hoàng Đế đời trước (Thiên đế) mà không phải là mẹ đẻ của đương kim Hoàng đế thì được phong một trong các danh hiệu (từ cao đến thấp): Hoàng quý thái phi, Thiên Hậu, Võ Hậu, Quý thái phi, Thái phi, Thái tần…. Nếu họ có con trai được phong tước thì có thể được đặc cách dọn tới ở Vương phủ ở cùng con, nếu không sẽ ở Từ Ninh Cung.
Nếu không có Thái hậu thì một Thái phi đứng đầu có thể trực tiếp cai quản Hậu cung và lựa chọn Hoàng hậu (như Cẩn thái phi đời Phổ Nghi, Tĩnh quý thái phi đời Hàm Phong).
Thê thiếp của Hoàng tử – Thái tử
Thê thiếp chính thức của các Hoàng tử (A-ka) được gọi là Phúc tấn (福晋). Vợ cả là Đích Phúc tấn (嫡福晋), còn các vợ lẽ (được phong danh phận) là Trắc Phúc tấn (侧福晋). Đối với Thái tử thì thê (vợ cả) là Thái tử phi, còn các thiếp vẫn là danh phận Trắc phúc tấn, nhưng địa vị cao hơn các Phúc tấn của các Hoàng Tử khác. Phúc tấn là một danh hiệu của quý tộc nhà Thanh, được hành lễ bởi những người thân phận thấp hơn và nhận bổng lộc hàng tháng, vì vậy chỉ được sắc phong bởi Hoàng đế. Dù là Trắc Phúc tấn cũng thường xuất thân từ gia đình quý tộc Bát Kỳ. Các tiểu thiếp khác của Hoàng tử nếu xuất thân thấp kém, không được Hoàng đế sắc phong thì không được gọi là Phúc tấn. Dưới Phúc tấn còn có các Cách cách và Thị thiếp.
Là những người được bán hay là tuyển chọn để vào Tử Cấm Thành hầu hạ Hoàng đế và các Chủ tử trong cung.
Nếu là những người tuyển chọn thì sẽ có bổng lộc cao hơn vì được chọn lọc kỹ lưỡng để hầu hạ Hoàng đế, Thái hậu, Hoàng hậu và các chủ tử khác trong cung. Nếu những người vì hoàn cảnh mà bán vào trong cung thì sẽ làm việc tại các phòng, các ti trong Tử Cấm Thành.
Khác với các chủ nhân ở Hậu cung, Cung nữ đời nhà Thanh chỉ phải ở trong cung đến 25 tuổi là có thể xuất cung và sống như những người phụ nữ bình thường khác (lấy chồng, sinh con…). Cũng có những trường hợp Cung nữ tự nguyện ở trong cung cả đời, trở thành Cô cô trưởng quản Cung nữ hoặc nội quan, tổng quản của một cung.
Là em gái của vua hoặc các hoàng đế đời trước (Thiên đế), không có quyền hành nhất định trong cung. Xã hội phong kiến đương thời truyền miệng nhau rằng: “Quận chúa chỉ là người dựa hơi vua để làm sáng quyền lực của mình.”
Vào thời Hậu Hán và Đại Đường: Tài nhân được xem là các phi tần của vua, là các con gái của hành tỉnh chủ được đưa vào với mong muốn kết thân với vua nhằm trục quyền hưởng lợi. Tài nhân đứng sau Chiêu Nghi, Hoàng Phi, Hoàng Hậu, Thái Hậu,Thái Phi và Thiên Hậu. Không có quyền cai quản hậu cung. Nếu tài nhân được hoàng đế sủng ái thì tài nhân đó được phép ở bên cạnh hoàng đế để hầu hạ.
Vào một số triều đại khác thì tài nhân là danh hiệu cho các cung nữ trẻ nhất trong hậu cung. Tài nhân có nhiệm vụ tiếp đón các nhà vua trong hậu cung và các quan nghị sự khi trong cung có đại tiệc. Phần lớn các tài nhân đều ở lứa tuổi 13 trở lên.
Vào thời Tần Thủy Hoàng (nhà Tần): Tài nhân được xem như những người có tài năng, được đưa vào cung để đưa lời khuyên giúp vua quản lý đất nước.
“Đất hai vua” - chỉ nghe danh thôi - dường như đã thấy thổ ngơi nơi đây gói trọn những gì là tinh hoa nhất của văn hóa xứ Đoài mây trắng! Dẫu vậy, Đường Lâm từng đứng trước sự giằng co của những nếp nhà xưa với chuyện cơm áo, gạo tiền, chia lô, tách hộ... ở thời công nghệ 4.0.
Để rồi, giờ đây, nhiều nếp nhà mới (nhưng với mái ngói nâu trầm mặc, hài hòa với những rêu phong của ngôi làng cổ đặc trưng Bắc Bộ) và cả những nếp nhà xưa được cải tạo, nâng cấp trước sự tàn phá của thời gian... đang cho thấy Đường Lâm đang tìm được đúng “lối đi”...
Đi qua cổng làng Mông Phụ một quãng ngắn, người ta không khỏi ấn tượng trước một chiếc cổng gạch mộc. Một phần tư đường tròn của tang giếng bằng gạch đá ong, được chủ nhân cho xây kiểu cuốn vòm làm lối ra vào cho ngôi nhà. “Chắc hẳn mọi người sẽ có một cảm giác vừa lạ, vừa quen. Ở làng xưa nhà ai chả có giếng? Những tang giếng (có nơi gọi là “khăn giếng”) xưa được xây bằng gạch cuốn.
Mình chỉ làm một động tác đơn giản là “lôi” một góc cái tang giếng ấy lên làm cổng. Đấy chính là cách mình đưa mọi người trở về với những giá trị xưa cũ của làng”, kiến trúc sư Khuất Văn Thắng rủ rỉ kể về ngôi nhà của mình. Mở cánh cổng ấy ra, người ta sẽ bước vào một không gian trầm tĩnh với mầu xanh của cây, mầu nâu của ngói, của gạch mộc, màu thời gian của những cánh cửa, cây cột gỗ cũ.
Mình chỉ làm một động tác đơn giản là “lôi” một góc cái tang giếng ấy lên làm cổng. Đấy chính là cách mình đưa mọi người trở về với những giá trị xưa cũ của làng.
Đó là một ngôi nhà hai tầng. Những cây cột gỗ và cả một bộ đầu hồi gỗ được đưa vào trang trí trong nhà khiến người ta quên đi cảm giác tầng một được đổ trần. Ngoài không gian làm việc, tiếp khách, ở tầng một chủ nhân dành hai phòng cho bạn bè và du khách lưu trú theo hình thức kinh doanh homestay. Người ta cũng không thể không ấn tượng với nền đất của ngôi nhà.
Chiếc cầu thang gỗ lắt léo dẫn lên tầng hai là nơi ở của gia đình. Toàn bộ kiến trúc tầng hai bằng gỗ, với mái ngói vảy cá đỏ nâu. Chiếc cầu thang còn có một điểm nhấn thú vị là chiếu nghỉ làm bằng một chiếc thuyền nan úp ngược - nơi người ta có thể ngồi hóng gió.
Sau khi thuê lại trong thời gian dài hạn, kiến trúc sư Khuất Văn Thắng đã cải tạo ngôi nhà cũ thành một studio, nơi anh làm việc, đồng thời, tạo điểm tham quan cho khách khi đến Đường Lâm. Anh đặt tên nơi này là NoK Studio (No là viết tắt của Number; K là chữ cái đầu của họ Khuất). Bây giờ, NoK Studio là một điểm đến ưa thích của nhiều khách du lịch khi ghé thăm làng cổ Đường Lâm.
Khuất Văn Thắng không phải người Đường Lâm, nhưng là người con của xứ Đoài. Văn hóa xứ Đoài thẩm thấu trong anh từ thơ bé. “Tại sao mình chọn Đường Lâm chứ không phải một nơi khác? Đó không đơn thuần là câu chuyện kinh tế. Nếu vì kinh tế mình có nhiều cách khác. Có nhiều giá trị của văn hóa xứ Đoài ngay cả người Đường Lâm còn chưa nhận thức đầy đủ.
Mình đến nơi này, tạo dựng một không gian có sự kế thừa, nằm trong dòng chảy chung của văn hóa làng cổ Đường Lâm. Người dân khi đó sẽ nhận thấy, người nơi khác còn trân trọng, khai thác giá trị làng cổ. Họ sẽ nghĩ về chính mình, giá trị văn hóa mà họ đang sở hữu, từ đó, có động lực giữ gìn khai thác. Đó là thông điệp mình muốn chuyển đến mọi người. Tiếp theo là mình muốn đem cái đẹp của làng cổ đến cộng đồng khách tham quan, du lịch”.
Mới đây, kiến trúc sư Khuất Văn Thắng tiếp tục cho ra đời một không gian văn hóa khác, cũng ngay ở cổng làng Mông Phụ mang tên “Đoài Creative”. Anh đã tác động một cách “vừa phải” vào một nếp nhà cũ mái ngói để tạo ra những không gian với công năng khác nhau phục vụ cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Độc đáo hơn cả là anh tái tạo một nét xưa mà bây giờ gần như đã biến mất. Anh cho bóc lớp vữa ra, và… trát vách bằng hỗn hợp bùn, rơm rạ.
Tất nhiên, để bảo đảm độ kết dính, anh cho trộn thêm phụ gia. Ở không gian này, Khuất Văn Thắng đang tổ chức lớp dạy về nghệ thuật cho hơn 20 đứa trẻ trong làng. Chúng sẽ sáng tác về chính làng quê của chúng trên nền của những viên ngói, viên gạch, cánh cửa cũ mà anh thu gom được. Tương tự như thế, với khách du lịch, sau khi cảm nhận Đường Lâm, người ta sẽ tự tạo ra những tác phẩm và có thể mang đi.
Phía bên phải đình làng Mông Phụ cũng có một nếp nhà xây được mấy năm nay. Chủ nhà là bà Quách Thị Thành. Nếu Khuất Duy Thắng là kiến trúc sư am tường về văn hóa, thì bà Thành chỉ là một người dân như bao người khác ở ngôi làng này. Ngôi nhà mái ngói năm gian của bà được bài trí “chuẩn” nếp xưa. Gian giữa là nơi thờ cúng, hai bên là hai bộ trường kỷ tiếp khách. Hai phòng hai bên hông nhà được xây tách biệt, là nơi dành cho khách lưu trú có thể nghỉ qua đêm.
“Tôi là người thôn Đông Sàng, lấy chồng thì về Mông Phụ. Sống ở trong ngôi làng cổ thế này, cả hai vợ chồng đều mong muốn có một ngôi nhà theo đúng kiến trúc cổ. Cũng có người bảo sao không xây nhà kiểu hiện đại? Thực ra quy định ở làng cổ không cấm xây nhà hai tầng, chính quyền gợi ý cho chúng tôi những mẫu nhà mới phù hợp với không gian chung. Nhưng gia đình tôi chỉ muốn xây nhà đúng quy cách nhà của các cụ”.
Vừa kể chuyện về ngôi nhà năm gian rộng rãi, bà Thành vừa đon đả giới thiệu về những món ăn, những nét đẹp của làng cổ Đường Lâm: “Đến Đường Lâm mà chưa ăn thịt quay đòn, chưa ăn bánh tẻ, chưa nếm gà Mía thì chưa gọi là đến làng cổ. Đấy là đặc sản riêng có của vùng đất này”. Bà Thành vốn là người khéo tay, nên cung cấp dịch vụ ăn uống cho khách du lịch.
Tuy là ngôi nhà mới, nhưng khách du lịch rất thích trải nghiệm không gian yên tĩnh, đậm chất truyền thống. Có những hôm khách yêu cầu, bà “trình diễn” làm luôn những món đặc sản cho khách xem trước khi họ thưởng thức. Bà Thành là người rất “sành” chuyện xưa, nên khách du lịch tha hồ hỏi chuyện. Nhiều người gọi bà là “người kể chuyện làng cổ”.
Năm 2022, dù giai đoạn đầu năm vẫn bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng Đường Lâm đã đón tới 340 nghìn lượt khách.
Bây giờ Đường Lâm đã là “làng du lịch”. Năm 2022, dù giai đoạn đầu năm vẫn bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng Đường Lâm đã đón tới 340 nghìn lượt khách. Không chỉ có gia đình bà Quách Thị Thành, hàng chục gia đình cũng xây nhà mới, hoặc cải tạo, nhưng thay vì “nhà hộp”, mọi người làm theo phong cách nhà truyền thống. Nhiều gia đình sử dụng vào mục đích kinh doanh dịch vụ ăn uống, lưu trú điển hình như: Đường Lâm Village homestay; Elephant House; Mami Retreat; Đường Lâm house…
Phó Ban Quản lý làng cổ Đường Lâm Nguyễn Trọng An là người gắn bó lâu năm với làng cổ Đường Lâm. Hễ anh đi bộ trong làng, đến đâu cũng gặp những lời mời chào của người dân. Anh thân thuộc với từng nếp nhà, con ngõ. Anh chia sẻ:
“Sự thay đổi không diễn ra trong ngày một, ngày hai mà là cả một quá trình. Mỗi khi có gia đình muốn xây dựng, cải tạo nhà cửa, chúng tôi đến tận nơi gặp gỡ, tìm hiểu nhu cầu, hướng dẫn và vận động nếu cần thiết. Mình cứ gần gũi với bà con là hiểu tâm tư của bà con”.
Cùng chúng tôi đi sâu vào những con ngõ quanh co của làng cổ, anh Nguyễn Trọng An chỉ cho chúng tôi những ngôi nhà mới xây, dù không tham gia hoạt động kinh doanh, nhưng người dân tuân thủ những nguyên tắc cơ bản về mái ngói, về độ cao công trình. Những nếp nhà mới mọc lên, nhưng không “công phá” rêu phong xưa cũ.
Xã Đường Lâm có xấp xỉ 1.000 ngôi nhà truyền thống, trong đó có gần 100 ngôi nhà cổ, tập trung nhiều nhất ở làng Mông Phụ. Nơi đây tự hào là “đất hai vua” - nơi chôn rau cắt rốn của Bố Cái Đại vương Phùng Hưng và Ngô Quyền. Năm 2005, làng cổ ở Đường Lâm được công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia. Tròn 10 năm trước (năm 2013), Đường Lâm từng “nóng” lên bởi một số hộ dân viết đơn gửi chính quyền thành phố Hà Nội đề nghị “trả” lại danh hiệu Di tích văn hóa quốc gia, trong đó có hộ gia đình bị buộc phải tháo dỡ một phần công trình khi xây cất ngôi nhà mái bằng cao tầng.
Dù chỉ một số hộ gia đình ký tên vào đơn, nhưng sự kiện ấy phản ánh một câu chuyện có thật: Làng cổ Đường Lâm đang bị giằng xé giữa chuyện bảo tồn di tích văn hóa, kiến trúc, nếp nhà truyền thống và chuyện phát triển trong thời buổi đổi mới tiến lên hiện đại của đất nước. Dưới những nếp nhà rêu phong, các gia đình cứ sinh sôi; con cái đến tuổi phải tách hộ, cần có chỗ ở riêng. Trong khi đó, không phải gia đình nào cũng được hưởng lợi từ du lịch. Việc gìn giữ làng cổ chưa bao giờ gặp nhiều thử thách như thế.
Những “nút thắt” dần dần được tháo gỡ. Ngay trong năm 2013, Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị làng cổ ở Đường Lâm được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt. Cùng với đó, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây công bố hàng chục mẫu nhà, làm cơ sở để người dân có thể xây mới hoặc cải tạo theo.
Song, đó mới là một nửa của vấn đề. Để người dân không miễn cưỡng làm theo mới là chuyện khó. Phó Ban Quản lý làng cổ Đường Lâm cho biết thêm: “Nếu không khai thác được giá trị của làng cổ thì việc bảo tồn không còn ý nghĩa. Chính quyền thị xã Sơn Tây cải tạo hạ tầng, đầu tư tu bổ di tích, hỗ trợ tu bổ những nhà cổ trọng điểm, qua đó, gìn giữ, bảo tồn cảnh quan làng cổ; đồng thời, tăng cường công tác quảng bá.
Khách du lịch đến Đường Lâm đông dần theo từng năm. Người dân dần dần hiểu được rằng nếu phá vỡ không gian làng cổ thì mình sẽ mất khách, dẫn đến mất kế sinh nhai, cho nên lâu nay không có vi phạm về xây dựng. Người dân xây nhà mới hoặc cải tạo bây giờ đều có ý thức làm theo hướng dẫn của Ban Quản lý làng cổ Đường Lâm”.
...Vẫn còn đó những khó khăn, nhất là khi làm thế nào để ngày càng nhiều người ở ngôi làng cổ được hưởng thụ lợi ích từ du lịch. Song, 10 năm kể từ ngày một số hộ dân đòi “trả lại” danh hiệu Di tích văn hóa quốc gia, nhiều đổi thay đã diễn ra. Nhờ thế, Đường Lâm đã và sẽ là nơi gói trọn những gì đẹp nhất, tinh túy nhất của văn hóa xứ Đoài mây trắng.