Về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Ninh Thuận trả lời như sau:
Chuyên nghiệp hóa nông dân, tri thức hoá nông dân
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Đề án đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho nông dân về nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, thông minh, về khoa học kỹ thuật, kinh tế, thị trường, pháp luật, chuyển đổi số, kinh tế số; nâng cao năng lực quản trị kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã.
Cùng với đó là đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề cho nông dân theo hướng "chuyên nghiệp hóa nông dân", "tri thức hoá nông dân" gắn với nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp, hợp tác xã để nông dân có đủ năng lực và chủ động tham gia liên kết trong sản xuất kinh doanh. Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng cho nhóm nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, nông dân xuất sắc có đủ năng lực để thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ, là hạt nhân thúc đẩy quá trình "tri thức hoá nông dân"; dẫn dắt truyền nghề, hướng dẫn, hỗ trợ các hộ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh.
Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho nông dân, hỗ trợ nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật, khởi nghiệp sáng tạo; xây dựng và chuyển giao các mô hình sản xuất, kinh doanh tiên tiến, gắn công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm, tạo sinh kế, thu nhập cho nông dân.
Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp như: Công nghệ bảo quản, chế biến, nhân giống, môi trường, tái sử dụng phụ phẩm.
Đồng thời, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển sản xuất giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, chống chịu được dịch bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu và thực thi chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho người nông dân.
Chi phí hỗ trợ khi mua máy móc vào phục vụ nông nghiệp
- Hiện nay tỉnh Hà Nam đang khuyến khích các địa phương thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới. Cơ chế hỗ trợ sau đầu tư, mức hỗ trợ thực hiện theo Quyết định số: 23/2014/QĐ-UBND ngày 25/7/2014 và Quyết định điều chỉnh số: 778/QĐĐC-UBND ngày 01/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư các xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh Hà Nam, ban hành kèm theo Quyết định số: 24/2013/QĐ-UBND ngày 08/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam. - Theo Quyết định số: 23/2014/QĐ-UBND ngày 25/7/2014 và Quyết định điều chỉnh số: 778/QĐĐC-UBND ngày 01/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam hỗ trợ cơ giới hóa nông nghiệp tối đa 600 triệu đồng/01 xã cụ thể:
Máy gặt đập liên hợp, công suất máy từ 42 mã lực trở lên
Hỗ trợ 50% kinh phí mua máy, tối đa 80 triệu đồng/ máy
Máy làm đất, công suất máy từ 34 mã lực trở lên
Máy cấy, công suất máy từ 4,3 mã lực trở lên
Tối đa mỗi xã 03 máy cấy, không quá 120 triệu đồng/01 xã
Hỗ trợ 50% kinh phí mua máy, tối đa 40 triệu đồng/ máy
- Quy trình, thủ tục thực hiện hỗ trợ cơ giới hóa nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 - 2015 thực hiện theo Hướng dẫn số 23/HD-SNN ngày 30 tháng 5 năm 2012 của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hà Nam.
Đề nghị Ông liên hệ với Ủy ban nhân dân xã, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện để được hướng dẫn cụ thể./.
Bộ Công Thương vừa hoàn tất dự thảo chính sách hỗ trợ nông dân mua máy móc, thiết bị vật tư thiết bị sản xuất nông nghiệp và tiêu dùng để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là một trong nhiều chính sách cụ thể hóa gói giải pháp kích cầu của Chính phủ, đồng thời góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Theo dự thảo chính sách hỗ trợ nông dân mua máy móc, thiết bị vật tư thiết bị sản xuất và tiêu dùng thì người nông dân sẽ được vay tiền với lãi suất 0% đối với các máy móc, thiết bị vật tư sản xuất nông nghiệp và được hỗ trợ 4% lãi suất đối với một số mặt hàng tiêu dùng. Thời gian cho vay tối đa dự kiến là 2 năm. Điểm đặc biệt của chính sách này là nông dân khi vay sẽ không phải thế chấp tài sản. Như vậy những hộ dân, đa số là hộ dân nghèo không có tài sản đảm bảo để vay thông thường như trước đây đều có thể vay vốn khi chính sách mới này ra đời, giúp cho ngay cả nông dân nghèo có cơ hội đầu tư sản xuất và vươn lên.
Việc ban hành chính sách này cùng nhiều giải pháp kích cầu nông thôn trước đó triển khai nhanh và kịp thời sẽ có hiệu ứng tích cực trong bối cảnh hiện nay. Thứ nhất: sẽ đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước, từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngành công nghiệp duy trì sản xuất và đảm bảo việc làm.
Thứ hai: hỗ trợ lãi suất giúp người nông dân có điều kiện thuận lợi hơn mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, từ đó kích thích sản xuất nông nghiệp phát triển. Theo Viện Chính sách và chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn, kích cầu vào khu vực nông nghiệp sẽ tạo ra tác động mạnh nhất đến tăng trưởng GDP cả nước tăng thêm 1,2%.
Vấn đề đặt ra hiện nay là cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách sao cho hiệu quả, đúng và trúng mục tiêu như đề ra: Đó là khuyến khích người nông dân mua trang thiết bị, vật tư sản xuất nông nghiệp trong nước; chất lượng, giá cả sản phẩm phù hợp, ngăn chặn hiện tượng lợi dụng chính sách này để đưa hàng chất lượng thấp và tăng giá bất hợp lý.
Ông Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng vụ Chính sách thị trường trong nước, Bộ Công Thương, cho biết: Nói sản xuất trong nước nhưng hàng cũng fải đảm bảo chất lượng và giá bán phải nằm trong sự kiểm soát của Nhà nước, tức là fải đăng ký giá, niêm yết giá, bán theo giá niêm yết và phải chấp hành đầy đủ quy định của pháp lệnh giá. Thứ nữa là giao trách nhiệm rất rõ và có sự phối hợp cao của các ngành. Ví dụ về danh mục hàng hóa cho nông dân cũng cần nghiên cứu kỹ và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh chịu trách nhiệm soạn thảo. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm kiểm tra các doanh nghiệp.
Một vấn đề nữa đặt ra khi chính sách này đi vào cuộc sống là làm sao để hỗ trợ lãi suất mua những mặt hàng đúng nhu cầu của mỗi người dân. Bởi mỗi vùng miền, tỉnh khu vực, nhu cầu sử dụng trang thiết bị vật tư và tiêu dùng khác nhau. Nếu như không có phân tích, điều tra kỹ lưỡng nhu cầu của từng vùng, từng khu vực sẽ dễ dẫn tới chính sách đã có mà nông dân lại không mặn mà. Đây cũng là lưu ý đối với cơ quan chức năng và các địa phương để thực hiện hiểu quả chính sách.
Khi dự thảo chính sách này được thông qua và đi vào cuộc sống thì đây chính là một bước cụ thể hóa chỉ đạo của Bộ Chính trị về các giải pháp kích cầu, nhất là lĩnh vực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong đó có việc tăng cường hỗ trợ nông dân thông qua việc cấp các khoản tín dụng ưu đãi để mua sắm máy móc, thiết bị cho sản xuất; đồng thời qua chính sách này sẽ góp phần đẩy mạnh phát triển cơ khí trong nước để trang bị cho nông nghiệp./.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương liên quan thực hiện các giải pháp hỗ trợ nông dân, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững.