Nếu hỏi bất cứ bậc phụ huynh, hay bạn học sinh lớp 12 nào đang tìm hiểu về định hướng nghề nghiệp trong tương lai liên quan tới ngành Ngân hàng và Kinh tế, câu trả lời 90% sẽ là Học viện Ngân hàng. Vậy Học viện Ngân hàng ưu điểm hơn so với các trường đại học khác cùng lĩnh vực? Các bạn hãy cùng Huongnghiep.hocmai.vn tìm hiểu về ngôi trường nổi danh lâu năm này nhé!
Review ngành Kế toán – Học viện ngân hàng (BA): Ngành học chưa bao giờ là hết HOT
Kế toán là một trong những bộ phận, ngành nghề không thể thiếu trong hoạt động kinh tế, đặc biệt trong nền kinh tế hội nhập quốc tế hiện nay. Vậy học kế toán có thực sự khó? Hôm nay, Hocmai.vn sẽ giới thiệu tới bạn học tổng quan về ngành Kế toán, và đào tạo chuyên sâu chuyên ngành kế toán tại Học viện Ngân hàng (BA) có những điểm gì nổi bật.
Tầm quan trọng của Kế toán trong ngành kinh tế
Kế toán là một chuỗi các hoạt động thu nhận, ghi chép, xử lý và tổng hợp các số liệu về tình hình hoạt động tài chính một doanh nghiệp, một tổ chức, một cơ sở kinh doanh tư nhân, hay một cơ quan nhà nước,… Kế toán là một bộ phận đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Ngành Kế toán được chia thành hai loại:Kế toán doanh nghiệp và Kế toán công.
Cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp Kế toán tại BA
Sinh viên chuyên ngành Kế toán – HVNH sau khi ra trường thường được đánh giá rất cao về chất lượng và có thể làm việc trong nhiều ngành: các cơ quan Nhà nước, Các ngân hàng và định chế tài chính; các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, công nghiệp, xây lắp của Việt Nam hay nước ngoài, công ty chứng khoán, tổ chức bảo hiểm, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ. Những vị trí việc làm điển hình: Nhân viên ngân hàng; Chuyên viên tư vấn tài chính; nhân viên môi giới chứng khoán; Nghiên cứu viên; Giảng viên; Thanh tra kinh tế
Ban có tham vọng vươn cao trong sự nghiệp, muốn trở thành các Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính, Chuyên viên quản lý và phân tích tài chính cấp cao tại các công ty đa quốc gia, các tập đoàn lớn. Sau khi tốt nghiệp BA sinh viên có thể học thêm các chứng chỉ quốc tế : ACCA, CIA,CPA Úc,..Ví dụ ACCA tên tiếng anh đầy đủ là The Association of Chartered Certified Accountants được cấp bởi Hiệp Hội Kế toán Công Chứng Anh Quốc. Với tấm bằng cử nhân BA kết hợp với chứng chỉ ACCA trong tay bạn sẽ được chào đón, mời làm việc tại hơn 85,000 doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực Kế toán – Tài chính trong và ngoài nước.
Kế toán luôn được coi là một nghề cốt yếu của xã hội hiện đại, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Chắc chắn, đây sẽ là một ngành hứa hẹn nhiều tương lai cho sinh viên của khoa Kế toán của BA nói riêng, và các trường đại học trong cùng lĩnh vực nói chung. Với các bậc phụ huynh và các em học sinh lớp 12 thì Kế toán chính là một định hướng nghề nghiệp vừa an toàn lại không lo “lạc hậu”.
Thạc sĩ Quốc tế Học viện Ngân hàng
Chương trình Thạc sĩ Quốc tế tại Học viện Ngân hàng mang đến cho bạn cơ hội tiếp cận nền giáo dục tiên tiến, chuẩn quốc tế, trau dồi kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực hành bài bản. Với chương trình đào tạo đa dạng, liên kết với các trường đại học uy tín hàng đầu thế giới, bạn sẽ được trang bị nền tảng vững chắc để trở thành chuyên gia tài ba, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong nước và quốc tế.
ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
Học viện Ngân hàng (HVNH) được thành lập theo Quyết định số 30/1998/QĐ-TTg ngày 09/02/1998 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu khoa học Ngân hàng. Theo đó, HVNH là tổ chức đào tạo và Nghiên cứu khoa học của Nhà nước về lĩnh vực ngân hàng.
Mục tiêu chiến lược: Thực hiện tự chủ đại học và xây dựng mô hình quản trị hiện đại theo quy định của pháp luật. Đa dạng hóa, phát triển lĩnh vực, phương thức đào tạo, đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đối với cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam và quốc tế; Trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đa ngành, liên ngành, xuyên ngành với các nghiên cứu có tầm ảnh hưởng, có khả năng giải quyết các vấn đề lý thuyết và thực tiễn của nền kinh tế với trọng tâm là lĩnh vực tài chính - ngân hàng;
Sứ mệnh: Học viện Ngân hàng cung cấp cho ngành Ngân hàng và xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao, các nghiên cứu có tầm ảnh hưởng, dịch vụ tư vấn và hoạt động phục vụ cộng đồng trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh - quản lý, pháp luật, ngoại ngữ và công nghệ thông tin. Học viện Ngân hàng tiên phong xây dựng môi trường giáo dục tiên tiến, văn minh, mang đến cơ hội học tập liên tục, khai phóng sự sáng tạo và phát triển con người toàn diện.
Tầm nhìn: Xây dựng Học viện Ngân hàng là trường đại học uy tín, đào tạo đa ngành, liên ngành đạt chuẩn kiểm định quốc tế vào năm 2030; Trở thành đại học tự chủ, có hệ thống quản trị hiện đại gắn liền với chuyển đổi số trong đào tạo, NCKH và các hoạt động cộng đồng; Trở thành đại học thông minh vào năm 2045.
Giá trị cốt lõi: Sáng tạo - Trách nhiệm - Liêm chính - Tôn trọng - Hợp tác.
Triết lí giáo dục: Học viện Ngân hàng kiên trì theo đuổi những quan điểm, tư tưởng chủ đạo, cốt lõi trong giáo dục: Toàn diện - Sáng tạo – Hội nhập.
Năm học 2024, Học viện Ngân hàng dự kiến xét tuyển 3.514 chỉ tiêu cho 30 chương trình đào tạo bao gồm: Chương trình chuẩn; Chương trình Chất lượng cao (mã xét tuyển BANK01, FIN01, ACT01 và BUS01); Lớp định hướng Nhật bản; chương trình liên kết quốc tế do Đại học Coventry cấp bằng (mã xét tuyển BANK05, BUS05 và IB03);...
Năm học 2024, Học viện Ngân hàng dự kiến xét tuyển 3.514 chỉ tiêu cho 30 chương trình đào tạo bao gồm: Chương trình chuẩn; Chương trình Chất lượng cao; Liên kết với ĐH City U, Cấp song bằng; Liên kết với ĐH Sunderland, Anh, Cấp song bằng; Chương trình liên kết quốc tế do Đại học Coventry cấp bằng. Chỉ tiêu năm nay tăng hơn 200 chỉ tiêu so với năm 2023, mở thêm 2 ngành và 5 chương trình đào tạo mới, trong đó có 4 chương trình chất lượng cao.
Tổ hợp các môn xét tuyển:
- A00 (Toán, Vật lí, Hóa học)
- A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
- D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)
- D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
- D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)
- D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
- D15 (Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh)
- C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí).
Điểm xét tuyển thực hiện theo quy định của Quy chế tuyển sinh. Học viện Ngân hàng áp dụng chung một mức điểm xét tuyển giữa các tổ hợp cho từng ngành đào tạo. Tất cả các môn trong tổ hợp xét tuyển đều tính hệ số 1.
Xem thêm
Với mùa tuyển sinh 2024 - 2025, Học viện Ngân hàng dự kiến 5 phương thức tuyển sinh như sau: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển; Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (xét học bạ); Xét tuyển dựa trên chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế; Xét tuyển dựa trên kết quả kì thi Đánh giá năng lực (V-SAT, HSA); Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Với mùa tuyển sinh 2024 - 2025, Học viện Ngân hàng dự kiến 5 phương thức tuyển sinh như sau:
- Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển.
- Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (xét học bạ):
+ Tiêu chí xét tuyển: Dựa trên kết quả học tập trong 03 năm học (năm học lớp 10, lớp 11 và lớp 12) của 03 môn thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển.
+ Thí sinh đủ điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển khi thỏa mãn đồng thời cả 2 điều kiện sau: Thí sinh có điểm trung bình cộng 03 năm học của từng môn học thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển đạt từ 8.0 trở lên. Thí sinh có học lực Giỏi năm lớp 12.
- Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế:
Thí sinh đủ điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển khi thỏa mãn đồng thời cả 2 điều kiện sau:
+ Thí sinh có một trong các chứng chỉ sau: IELTS (Academic) ≥ 6.0, TOEFL iBT ≥ 72 điểm, chứng chỉ tiếng Nhật từ N3 trở lên (riêng đối với chương trình Kế toán định hướng Nhật Bản và Công nghệ thông tin định hướng Nhật Bản).
+ Chứng chỉ còn thời hạn tại thời điểm nộp hồ sơ xét tuyển. Thí sinh có học lực Giỏi năm lớp 12.
- Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả kì thi Đánh giá năng lực:
+ Xét tuyển dựa trên kết quả kì thi Đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội (HSA)
+ Xét tuyển dựa trên kết quả kì thi Đánh giá đầu vào Đại học V-SAT.
Xem thêm
Học viện Ngân hàng dự kiến mức học phí hệ đại trà: Khoảng 25 triệu/năm học đến 26,5 triệu/năm học, chương trình. Chương trình CLC trong nước khoảng dự kiến 37 triệu/năm học. Quỹ học bổng Ngân hàng được sử dụng để cấp học bổng, tiền thưởng cho sinh viên với các loại học bổng như: Học bổng của thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Học bổng ngân hàng thương mại; Học bổng của ngành ngân hàng.
Học phí dự kiến cho năm học 2024-2025 như sau:
+ Các chương trình đào tạo chuẩn mức học phí dự kiến là: 25 triệu/năm - 26,5 triệu/năm.
+ Chương trình đào tạo chất lượng cao: dự kiến 37 triệu/năm.
+ Chương trình cử nhân quốc tế (liên kết với Đại học CityU, Hoa Kỳ): Học phí cho khóa học 04 năm tại Việt Nam là 380 triệu đồng. Với những thí sinh đạt trình độ tiếng Anh tương đương IELTS từ 6.0 sẽ vào thẳng năm thứ 2 và học phí được giảm là 40 triệu đồng.
+ Chương trình cử nhân quốc tế (liên kết với Đại học Sunderland, Vương quốc Anh): Học phí 340 triệu đồng/4 năm. Với những thí sinh đạt trình độ tiếng Anh tương đương IELTS từ 6.0 sẽ vào thẳng năm thứ 2 và học phí được giảm là 60 triệu đồng.
+ Chương trình cử nhân quốc tế (liên kết với Đại học Coventry, Vương quốc Anh): Học phí 340 triệu đồng/4 năm trong đó. Với những thí sinh đạt trình độ tiếng Anh tương đương IELTS từ 6.5 sẽ vào thẳng năm thứ 2 và học phí được giảm là 60 triệu đồng.
Quỹ học bổng Ngân hàng được sử dụng để cấp học bổng, tiền thưởng cho sinh viên trong các trường hợp sau đây:
- Học bổng của thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam” mức Học bổng Thống đốc là 20.00.000 đồng/suất. Tổng số học bổng được Hội đồng cấp hàng năm không quá 15 suất.
- Học bổng từ các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được gọi chung là học bổng ngân hàng thương mại phân bổ theo các tiêu chí cụ thể được thỏa thuận bằng văn bản giữa Học viện Ngân hàng và từng đơn vị cụ thể. Các đơn vị cấp học bổng sẽ tự có quy định về việc xét cấp học bổng cho sinh viên.
- Học bổng của ngành ngân hàng: Mức học bổng ngành là 10.000.000đồng/suất.
Xem thêm
Tổng số giảng viên cơ hữu của Học viện Ngân hàng là 500 người. Trong đó có 17 giáo sư, phó giáo sư, 164 tiến sĩ, 231 thạc sĩ và nghiên cứu sinh. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên nhà trường không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn và hiệu quả các giờ dạy, giờ học. Sinh viên tốt nghiệp đáp ứng tốt các yêu cầu của nhà tuyển dụng và xã hội, góp phần khẳng định vị thế của HVNH là một trong những cơ sở đào tạo về kinh tế hàng đầu của Việt Nam.
Tổng số giảng viên cơ hữu của Học viện Ngân hàng là 500 người. Trong đó có 17 giáo sư, phó giáo sư, 164 tiến sĩ, 231 thạc sĩ và nghiên cứu sinh.
Trình độ và tính chuyên nghiệp của đội ngũ giảng viên ngày càng được nâng cao. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên nhà trường không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn và hiệu quả các giờ dạy, giờ học. Bên cạnh đó, trong những năm qua, nhà trường đã có nhiều giải pháp, biện pháp tích cực để hỗ trợ hiệu quả việc học tập, sinh hoạt cho người học.
Sinh viên tốt nghiệp đáp ứng tốt các yêu cầu của nhà tuyển dụng và xã hội, góp phần khẳng định vị thế của HVNH là một trong những cơ sở đào tạo về kinh tế hàng đầu của Việt Nam.
Những năm gần đây HVNH phát triển mạnh các hoạt động hợp tác đào tạo hợp tác quốc tế thông qua các chương trình trao đổi giảng viên, sinh viên, liên kết đào tạo với nhiều trường đại học có uy tín trên thế giới. Các hoạt động nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách và chuyển giao công nghệ của HVNH đã tạo động lực thúc đầy nâng cao chất lượng đào tạo và đóng góp có hiệu quả cho nền kinh tế.
Xem thêm
Ký túc xá Học viện Ngân hàng bao gồm 4 khu nhà C1, C2, C3 và C4. Tùy vào mỗi loại phòng sẽ có mức chi phí khác nhau. Trong đó các phòng tiêu chuẩn có mức giá 200.000 đồng/người/tháng. Riêng đối với các phòng chất lượng cao có giá phòng: 500.000 đ/người/tháng. Hiện nay, Học viện Ngân hàn đã có hơn 50 CLB, Đội, LCĐ, LCH. Có thể thấy, mỗi đơn vị sinh viên tại Học viện Ngân hàng đều có màu sắc riêng, giúp các bạn sinh viên làm rạng lên các kỹ năng ẩn sâu trong mình, vun đắp sở thích, ....
Ký túc xá Học viện Ngân hàng bao gồm 4 khu nhà C1, C2, C3 và C4. Tùy vào mỗi loại phòng sẽ có mức chi phí khác nhau. Trong đó các phòng tiêu chuẩn có mức giá 200.000 đồng/người/tháng. Thêm vào đó tiền wifi phải đóng 30.000 đồng/tháng và nước uống 20.000 đồng/bình.
Riêng đối với các phòng chất lượng cao có giá phòng: 500.000 đ/người/tháng. Tiền wifi phải đóng hàng tháng là 40.000 đồng, phí vệ sinh là 30.000 đồng.
Đảm bảo các tiện nghi cho sinh viên sinh hoạt.
Hiện nay, Học viện Ngân hàn đã có hơn 50 CLB, Đội, LCĐ, LCH. Có thể thấy, mỗi đơn vị sinh viên tại Học viện Ngân hàng đều có màu sắc riêng, giúp các bạn sinh viên làm rạng lên các kỹ năng ẩn sâu trong mình, vun đắp sở thích, bổ trợ học thuật, đem đến nhiều lợi ích, tạo một môi trường lành mạnh cho các bạn sinh viên thỏa sức khám phá.
Hiện nay, các CLB của sinh viên tại Học viện Ngân hàng được hoạt động dưới sự quản lý và định hướng của Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên Học viện cùng các phòng/ban/viện khác.
Xem thêm
Trung tâm TT-TV Học viện Ngân hàng được hình thành từ năm 1961. Trung tâm có hệ thống CSVC hiện đại, kho tài liệu có nội dung bám sát các chương trình đào tạo của Học viện; hệ thống giám sát an ninh bằng camera, cổng từ, hệ thống phòng đọc tự chọn đủ tiêu chuẩn về ánh sáng, không khí, … Khối lượng tên tài liệu tăng lên 8.896 đầu sách = 52.833 bản sách, 106 báo chí tiếng Việt và tiếng Anh, 1.091 ebook,: 5.982 tài liệu nội sinh bản cứng = trên 3.000 bản mềm.
Trung tâm TT-TV Học viện Ngân hàng được hình thành từ năm 1961, đã có rất nhiều nỗ lực trong công tác hiện đại hóa nhằm nâng cao chất lượng phục vụ thông tin, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu của Học viện.
Số lượng nhân lực tăng đều, có lúc lên đến 18 người. Khối lượng tên tài liệu tăng lên 8.896 đầu sách = 52.833 bản sách, 106 báo chí tiếng Việt và tiếng Anh, 1.091 ebook,: 5.982 tài liệu nội sinh bản cứng = trên 3.000 bản mềm. Toàn bộ quy trình nghiệp vụ được quản lý bằng phần mềm ILIB 4.0 và giao tiếp với NDT thông qua Cổng thông tin thư viện điện tử và các ứng dụng mạng xã hội khác.
Trung tâm có hệ thống CSVC hiện đại, kho tài liệu có nội dung bám sát các chương trình đào tạo của Học viện; hệ thống giám sát an ninh bằng camera, cổng từ, hệ thống phòng đọc tự chọn đủ tiêu chuẩn về ánh sáng, không khí, …
Hạ tầng công nghệ thông tin của Trung tâm đã được trang bị hệ thống máy chủ, máy trạm và các thiết bị ngoại vi cần thiết (máy in, scan,…). Tính chuyên nghiệp, chuyên sâu trong quản trị hệ thống mạng - máy tính chưa cao, do sự phối hợp giữa Thư viện và Trung tâm Thực hành chưa chặt chẽ.
Xem thêm