Trạng thái mở thầu Tất cả Hoàn thành mở thầu Hoàn thành mở hồ sơ kỹ thuật Hoàn thành đánh giá hồ sơ dự thầu Hoàn thành mở hồ sơ tài chính Hủy thầu
Trung tâm Giáo dục thường xuyên An Giang thông báo việc tuyển dụng viên chức làm việc tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên An Giang năm 2024, cụ thể như sau:
1. Số lượng tuyển dụng: 2 chỉ tiêu
2. Hình thức tuyển dụng: Xét tuyển
3. Thời gian địa điểm nhận hồ sơ:
– Thời gian: kể Từ ngày 27/8/2024 đến ngày 26/9/2024 (Buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 10 giờ 30; buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30).
– Địa điểm: Trung tâm Giáo dục thường xuyên An Giang. Địa chỉ số 394, Lý Thái Tổ, phường Mỹ Xuyên, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang (Phòng Tổ chức – Hành chính).
Nguồn tin: trungtamgdtxag.angiang.edu.vn
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Cơ quan chủ quản: Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.Địa chỉ: Lô D26 khu đô thị mới Cầu Giấy , phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, Việt Nam.Tổng đài chăm sóc khách hàng: 18008119 (miễn phí).Đăng ký kinh doanh: số 0100109106 đăng ký lần đầu ngày 13 tháng 07 năm 2010.Giấy phép số: số 591/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 15/12/2020.
Về việc tổ chức phong trào kết nghĩa giữa các cụm dân cư hai bên
tuyến biên giới Việt - Lào trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Nghệ An có đường biên giới Việt - Lào dài 419,5 km, tiếp giáp với 3 tỉnh Xiêng Khoảng, Hủa Phăn và BôLyKhămXay của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, nhân dân các dân tộc hai bên biên giới của tỉnh Nghệ An và 3 tỉnh của nước bạn Lào có mối quan hệ gắn bó dòng tộc, thân thiết lâu đời. Trong những năm qua, thực hiện đường lồi đối ngoại của Đảng và Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, các lực lượng chức năng có liên quan và các huyện, xã, bản biên giới đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng và cấp ủy, chính quyền của Bạn giải quyết ổn định tình hình liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới; đồng thời tổ chức nhiều hoạt động cho nhân dân khu vực biên giới giao lưu, hỗ trợ, học hỏi, trao đổi, thăm thân, giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển kinh tế xã hội, ổn định cuộc sống góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hợp tác và hữu nghị Việt - Lào.
Để tiếp tục quán triệt Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 06/7/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI) về ''Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới'' và Công văn số 1551-CV/TU, ngày 04/12/2012 của Thường trực Tỉnh ủy về việc kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới đất liền.
1. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh liên quan và UBND các huyện tuyến biên giới đất liền chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt các nội dung sau:
a) Phối hợp với các lực lượng hữu quan của nước bạn Lào tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong các tầng lớp nhân dân hai bên biên giới về ý nghĩa chính trị, tầm quan trọng của công tác ngoại giao nhân dân và chủ trương kết nghĩa chính quyền cấp xã hai bên biên giới. Trên cơ sở đó để phát huy sức mạnh tổng hợp của cấp ủy, chính quyền và nhân dân hai bên biên giới, nhất là các thôn, bản giáp biên giới; tích cực tham gia thực hiện nghiêm các nội dung, chương trình đã ký kết nghĩa, dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia, phù hợp với hiệp ước, hiệp định, quy chế biên giới mà hai nước đã ký kết.
b) Phối hợp tổ chức khảo sát, tùy theo tính chất, đặc điểm, phong tục, tập quán từng dân tộc và tình hình cụ thể từng địa bàn, để xác định phạm vi, đối tượng và nội dung kết nghĩa, phù hợp, thiết thực, tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:
- Nhân dân hai bên biên giới phối hợp cùng nhau bảo vệ nguyên trạng đường biên, hệ thống mốc quốc giới; phối hợp tuyên truyền các hiệp ước, hiệp định, quy chế biên giới mà hai nước đã ký kết;
- Thường xuyên trao đổi thông tin, tình hình và phối hợp tham gia đấu tranh ngăn chặn các hoạt động tuyên truyền chiến tranh tâm lý của các thế lực thù địch; vượt biên; xâm phạm chủ quyền lãnh thổ; xâm phạm tài nguyên; phá hại môi trường hai bên biên giới;
- Di cư tự do, chống các hoạt động tôn giáo trái pháp luật, buôn bán, vận chuyển và sử dụng các chất ma túy, buôn bán người qua biên giới và các vi phạm pháp luật khác.
- Hỗ trợ phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, giúp nhau lao động sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, ngành nghề thủ công, tư vấn tiêu thụ sản phẩm;
- Bài trừ các hủ tục lạc hậu; tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vv... nhân các ngày truyền thống, ngày lễ, tết của mỗi nước.
2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì:
- Phối hợp các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, các huyện biên giới và các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc quán triệt, triển khai thực hiện chủ trương việc ký kết nghĩa giữa các cụm dân cư hai bên tuyến biên giới Việt - Lào.
- Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Chỉ thị này.
3. Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các Sở, ban, ngành chức năng chuẩn bị nội dung tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh làm việc với lãnh đạo 3 tỉnh: Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, BôLyKhămXay của nước bạn Lào, thống nhất chủ trương, nội dung, biện pháp triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị của UBND tỉnh.
4. UBND các huyện biên giới thống nhất chủ trương với các huyện của nước bạn Lào có chung biên giới, chỉ đạo các xã biên giới phối hợp với các đồn Biên phòng tiến hành khảo sát, lựa chọn các cặp bản - bản để kết nghĩa, tổ chức triển khai theo đúng chỉ đạo của cấp trên. Trước mắt mỗi huyện lựa chọn một cặp bản - bản làm điểm, rút kinh nghiệm vào dịp kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam 30/4/2013 và ngày Quốc tế lao động (01/5/2013); các cặp bản - bản còn lại hoàn thành việc tổ chức kết nghĩa trước ngày 02/9/2013.
5. Sở Tài chính phối hợp với các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, các huyện biên giới đất liền và các đơn vị có liên quan hàng năm xem xét trích kinh phí phục vụ thực hiện Chỉ thị, tham mưu trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
6. Căn cứ Chỉ thị này, các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện biên giới và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả. Hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm. Quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh) để hướng dẫn, giải quyết./.
Ban hành quy định về tiêu chuẩn, quy trình tuyển chọn, quản lý sử dụng và chế độ chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và xóm, khối, bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/04/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/5/2010 của Liên Bộ: Nội vụ, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Nghị quyết số 117/2013/NQ-HĐND ngày 13/12/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về số lượng, chức danh và mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và xóm, khối, bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 173/TTr-SNV ngày 22 tháng 7 năm 2014,
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định về tiêu chuẩn, quy trình tuyển chọn, quản lý sử dụng và chế độ chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và xóm, khối, bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký;
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH
Về tiêu chuẩn, quy trình tuyển chọn, quản lý sử dụng và chế độ chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và xóm, khối, bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
(Ban hành kèm theo Quyết định số 84/QĐ-UBND
ngày 04 tháng 11 năm 2014 của UBND tỉnh Nghệ An)
Quy định này quy định về tiêu chuẩn, quy trình tuyển chọn, quản lý sử dụng và chế độ chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và ở xóm, khối, bản.
Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở xóm, khối, bản theo quy định tại Nghị quyết số 117/2013/NQ-HĐND ngày 13/12/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về số lượng, chức danh và mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và xóm, khối, bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 3. Tiêu chuẩn chung những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và xóm, khối, bản
1. Là công dân Việt Nam, có hộ khẩu thường trú tại địa phương cần tuyển chọn cán bộ không chuyên trách (đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã phải có hộ khẩu tại cấp xã cần tuyển; đối với cán bộ không chuyên trách xóm khối bản phải có hộ khẩu thường trú tại xóm, khối, bản cần tuyển) thuộc tỉnh Nghệ An.
2. Bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương.
3. Có lý lịch rõ ràng; có năng lực và sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; được nhân dân tín nhiệm.
4. Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc sa thải trong thời hạn 02 năm kể từ ngày quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc sa thải có hiệu lực.
Điều 4. Tiêu chuẩn cụ thể những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
1. Độ tuổi: đủ 18 tuổi trở lên và không quá độ tuổi cho từng chức danh cụ thể như sau:
a) Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Phó Chủ tịch Hội Nông dân, Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ: không quá 50 tuổi đối với nam, không quá 45 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.
b) Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: không quá 30 tuổi khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.
c) Chủ tịch Hội Người cao tuổi: không quá 65 tuổi đối với nam, không quá 60 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu; trường hợp tái cử thì nam không quá 70 tuổi, nữ không quá 65 tuổi.
d) Các chức danh Văn phòng Đảng ủy; Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra đảng; Phó trưởng Công an; Công an viên thường trực; Trưởng, phó ban bảo vệ dân phố (đối với phường, thị trấn); Phó Chỉ huy trưởng quân sự; Nội vụ, thi đua, khen thưởng, tôn giáo, dân tộc; Quản lý nhà văn hóa, Đài truyền thanh; Bảo vệ thực vật (hoặc đô thị, giao thông, xây dựng đối với phường, thị trấn); Thú y: khi được tuyển dụng lần đầu không quá 40 tuổi.
2. Trình độ học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bổ túc trung học phổ thông. Ở các xã vùng cao, đặc biệt khó khăn tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.
3. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Tốt nghiệp trình độ trung cấp trở lên khi tham gia lần đầu. Trường hợp không có người đủ tiêu chuẩn trên thì tuyển chọn người có năng lực, kinh nghiệm đảm nhiệm các chức danh. Sau khi được tuyển chọn bố trí công tác tạo điều kiện đi bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Có hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Điều 5. Tiêu chuẩn cụ thể những người hoạt động không chuyên trách ở xóm, khối, bản
1. Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên.
2. Trình độ học vấn: Tốt nghiệp Trung học cơ sở trở lên.
3. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Có kiến thức, năng lực, kinh nghiệm thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
4. Trình độ lý luận chính trị: Có hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Điều 6. Căn cứ tuyển chọn những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và xóm, khối, bản
Việc tuyển chọn những người hoạt động không chuyên trách phải căn cứ vào số lượng, chức danh quy định tại Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 27/01/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về số lượng, chức danh và mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và xóm, khối, bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An và theo quy định này.
Điều 7. Nguyên tắc tuyển chọn những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và xóm, khối, bản
1. Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, đúng pháp luật và đúng điều lệ (đối với các chức danh bầu cử trong các tổ chức chính trị Đảng, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội).
3. Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.
Điều 8. Ưu tiên trong tuyển chọn những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và xóm, khối, bản
1. Người tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp có chuyên ngành phù hợp với chức danh cần tuyển.
2. Anh hùng lực lưỡng vũ trang, anh hùng lao động, thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh.
3. Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con anh hùng lực lượng vũ trang, con anh hùng lao động.
4. Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, nghĩa vụ dân quân tự vệ, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi đã hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 9. Trình tự tuyển chọn những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và xóm, khối, bản
1. Đối với những người hoạt động không chuyên trách tuyển chọn thông qua bầu cử:
Việc lựa chọn nhân sự để giữ các chức danh phải đảm bảo tiêu chuẩn tại quy định này; quy trình nhân sự, bầu cử được thực hiện theo các quy định của Trung ương và của tỉnh, Điều lệ của tổ chức đối với từng chức danh. Quyết định phê chuẩn kết quả bầu cử là cơ sở để thực hiện chế độ chính sách đối với người trúng cử.
2. Đối với những người hoạt động không chuyên trách tuyển chọn không thông qua bầu cử:
a) Thông báo tuyển chọn: Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ nhu cầu công việc, số lượng, tiêu chuẩn theo các quy định tại Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND và quy định này, thông báo công khai trên đài truyền thanh và niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng, chức danh cần tuyển, thời hạn và địa điểm tiếp nhận hồ sơ, thời hạn xét tuyển.
b) Hội đồng xét tuyển: Bí thư Đảng uỷ cấp xã quyết định thành lập Hội đồng tuyển chọn những người hoạt động không chuyên trách. Hội đồng tuyển chọn có từ 5 đến 7 thành viên do Bí thư Đảng uỷ hoặc Phó Bí thư Đảng uỷ hoặc Chủ tịch UBND cấp xã làm Chủ tịch hội đồng; các thành viên khác lựa chọn là cán bộ, công chức cấp xã.
c) Tổ chức xét tuyển: Căn cứ hồ sơ của người dự tuyển, kết quả sát hạch thông qua phỏng vấn hoặc thực hành về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng ứng xử của người dự tuyển, Hội đồng xét tuyển xác định người trúng tuyển là người có kết quả cao hơn thứ tự từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu cần tuyển.
d) Ký kết hợp đồng lao động: sau khi kết thúc xét tuyển Chủ tịch Hội đồng xét tuyển cấp xã báo cáo Phòng Nội vụ kết quả xét tuyển, danh sách những người trúng tuyển và đề nghị thẩm định, phê duyệt. Trên cơ sở kết quả thẩm định, phê duyệt của Phòng Nội vụ, Bí thư Đảng ủy tiến hành ký hợp đồng lao động đối với người trúng tuyển thuộc khối Đảng; Chủ tịch UBND xã tiến hành ký hợp đồng lao động đối với người trúng tuyển thuộc khối Nhà nước. Riêng các chức danh Phó trưởng công an xã, Công an viên thường trực; Phó Chỉ huy trưởng quân sự việc bổ nhiệm thực hiện theo luật dân quân tự vệ, pháp lệnh công an xã và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 10. Quản lý, sử dụng những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và xóm, khối, bản
1. Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBMTTQ, Trưởng các đoàn thể cấp xã chịu trách nhiệm phân công nhiệm vụ, quản lý, bố trí, sử dụng đối với những người hoạt động không chuyên trách thuộc tổ chức mình phụ trách.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phân công nhiệm vụ, quản lý, bố trí, sử dụng, những người hoạt động không chuyên trách thuộc khối Nhà nước; bố trí điều kiện làm việc và thực hiện các chế độ, chính sách, quản lý hồ sơ, lý lịch đối với những người hoạt động không chuyên trách. Hàng năm, thống kê số lượng, chất lượng những người hoạt động không chuyên trách báo cáo Phòng Nội vụ trước ngày 30 tháng 11.
3. Phòng Nội vụ: Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và của Ủy ban nhân dân tỉnh về những người hoạt động không chuyên trách trên địa bàn; chỉ đạo cấp xã tuyển chọn và thẩm định kết quả tuyển chọn những người hoạt động không chuyên trách; thống kê số lượng, chất lượng những người hoạt động không chuyên trách báo cáo Sở Nội vụ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.
Điều 11. Đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và xóm, khối, bản
a) Đối với những người giữ các chức danh do bầu cử thì áp dụng các quy định của Điều lệ các tổ chức và các quy định của pháp luật về đánh giá cán bộ cấp xã.
b) Đối với những người giữ các chức danh khác thì áp dụng các quy định của pháp luật về đánh giá công chức cấp xã.
2. Khen thưởng: Việc khen thưởng đối với những người hoạt động không chuyên trách thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
3. Kỷ luật: Những người hoạt động không chuyên trách vi phạm kỷ luật thì bị xử lý kỷ luật. Nguyên tắc, thời hiệu, thời hạn, trình tự, thủ tục đối với những người hoạt động không chuyên trách được áp dụng theo các quy định của pháp luật về kỷ luật công chức cấp xã hoặc theo các quy định của Trung ương và của tỉnh, Điều lệ của tổ chức đối với từng chức danh. Hình thức kỷ luật được áp dụng theo ba mức sau: khiển trách; cảnh cáo; chấm dứt hợp đồng lao động.
1. Đào tạo, bồi dưỡng: Những người hoạt động không chuyên trách được cử đi đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý hành chính, bồi dưỡng kỹ năng theo các quy định hiện hành của Nhà nước, của tỉnh về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách.
2. Chế độ phụ cấp: Những người hoạt động không chuyên trách được hưởng chế độ phụ cấp theo quy định tại Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND và các quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Chế độ, chính sách khác: Người hoạt động không chuyên trách được ưu tiên tuyển dụng vào công chức cấp xã và được hưởng các chế độ chính sách khác theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
1. Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Quy định này.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này ở cấp xã trong phạm vi huyện, thành phố, thị xã và tổng hợp báo cáo về Sở Nội vụ theo quy định.
3. Bí thư Đảng uỷ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy định này; tổng hợp, báo cáo cấp trên trực tiếp theo quy định.
4. Trong quá trình tổ chức thực hiện gặp khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương báo cáo kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.