Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Những rủi ro thường gặp nếu không thẩm định dự án đầu tư
Một số rủi ro thường gặp nếu không tiến hành thẩm định dự án đầu tư như sau:
- Thực hiện thẩm định dự án đầu tư nhằm đảm bảo tính xác thực trong các thông tin và hiệu quả do dự án đem lại
- Nếu không thực hiện thẩm định thì các nhà đầu tư sẽ đánh mất nhiều cơ hội tốt trong quá trình đầu tư và gặp nhiều rủi ro về vấn đề chi phí và cơ hội phát triển.
- Đối với các nhà tài trợ nếu không tiến hành thẩm định thì sẽ làm hạn chế cũng như không biết rõ tính khả thi, khả năng hoàn trả nợ của dự án điều này làm ảnh hưởng đến vấn đề đảm bảo lợi nhuận
- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: nếu không tiến hành thẩm định sẽ không biết rõ được mức độ ảnh hưởng của dự án đến môi trường sinh thái, mức đóng góp cho ngân sách, giải quyết việc làm….. Từ đó ảnh hưởng đến vấn đề kinh tế, môi trường và an sinh xã hội….
Trên thực tế khi tiến hành thẩm định sẽ còn phát sinh nhiều vấn đề pháp lý khác nhau. Nếu quý bạn đọc quan tâm và muốn tìm hiểu hãy liên hệ với chúng tôi. Công ty luật NPLaw luôn luôn lắng nghe và giải quyết một cách nhanh chóng, triệt để vấn đề khách hàng gặp phải.
Nếu khách hàng cần tư vấn hoặc tìm hiểu thêm thông tin, vui lòng gửi về email: [email protected] hoặc liên hệ:
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
1. Phương pháp so sánh các chỉ tiêu:
Đây là phương pháp phổ biến và đơn giản, các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật chủ yếu của dự án được so sánh với các dự án đã và đang xây dựng hoặc đang hoạt động. Sử dụng phương pháp thẩm định giá dự án đầu tư này giúp cho việc đánh giá tính hợp lý và chính xác các chỉ tiêu của dự án. Từ đó có thể rút ra các kết luận đúng đắn về dự án để đưa ra quyết định đầu tư được chính xác. Phương pháp so sánh được tiến hành theo một số chỉ tiêu sau:
Trong việc sử dụng phương pháp so sánh cần lưu ý, các chỉ tiêu dùng để tiến hành so sánh phải được vận dụng phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án và doanh nghiệp, tránh khuynh hướng so sánh máy móc cứng nhắc.
2. Phương pháp thẩm định theo trình tự:
Việc thẩm định giá dự án đầu tư được tiến hành theo một trình tự biện chứng từ tổng quát đến chi tiết, từ kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau:
Là việc xem xét tổng quát các nội dung cần thẩm định giá dự án đầu tư, qua đó phát hiện các vấn đề hợp lý hay chưa hợp lý cần phải đi sâu xem xét. Thẩm định giá tổng quát cho phép hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự án. Vì xem xét tổng quát các nội dung của dự án, do đó ở giai đoạn này khó phát hiện được các vấn đề cần phải bác bỏ, hoặc các sai sót của dự án cần bổ sung hoặc sửa đổi. Chỉ khi tiến hành thẩm định giá chi tiết, những vấn đề sai sót của dự án mới được phát hiện.
Được tiến hành sau thẩm định tổng quát. Việc thẩm định giá dự án đầu tư được tiến hành với từng nội dung của dự án từ việc thẩm định các điều kiện pháp lý đến phân tích hiệu quả tài chính và kinh tế – xã hội của dự án. Mỗi nội dung xem xét đều đưa ra những ý kiến đánh giá đồng ý hay cần phải sửa đổi thêm hoặc không thể chấp nhận được. Tuy nhiên mức độ tập trung cho những nội dung cơ bản có thể khác nhau tuỳ theo đặc điểm và tình hình cụ thể của dự án.
Trong bước thẩm định chi tiết, kết luận rút ra nội dung trước có thể là điều kiện để tiếp tục nghiên cứu. Nếu một số nội dung cơ bản của dự án bị bác bỏ thì có thể bác bỏ dự án mà không cần đi vào thẩm định toàn bộ các chỉ tiêu tiếp sau. Chẳng hạn, thẩm định mục tiêu của dự án không hợp lý, nội dung phân tích kỹ thuật và tài chính không khả thi thì dự án sẽ không thể thực hiện được.
3. Phương pháp thẩm định giá dự án đầu tư dựa trên việc phân tích độ nhạy của dự án đầu tư
Cơ sở của phương pháp này là dự kiến một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai đối với dự án, như vượt chi phí đầu tư, sản lượng đạt thấp, giá trị chi phí đầu vào tăng và giá tiêu thụ sản phẩm giảm, có thay đổi về chính sách theo hướng bất lợi… Khảo sát tác động của những yếu tố đó đến hiệu quả đầu tư và khả năng hoà vốn của dự án.
Mức độ sai lệch so với dự kiến của các bất trắc thường được chọn từ 10% đến 20% và nên chọn các yếu tố tiêu biểu dễ xảy ra gây tác động xấu đến hiệu quả của dự án để xem xét. Nếu dự án vẫn tỏ ra có hiệu quả kể cả trong trường hợp có nhiều bất trắc phát sinh đồng thời thì đó là những dự án vững chắc có độ an toàn cao. Trong trường hợp ngược lại, cần phải xem lại khả năng phát sinh bất trắc để đề xuất kiến nghị các biện pháp hữu hiệu khắc phục hay hạn chế. Nói chung biện pháp thẩm định giá dự án đầu tư này nên được áp dụng đối với các dự án có hiệu quả cao hơn mức bình thường nhưng có nhiều yếu tố thay đổi do khách quan.
II. Phân biệt thẩm định và thẩm tra khác nhau như thế nào?
Là việc thực hiện xem xét, đánh giá và có thể đưa ra kết luận mang tính pháp lý bằng văn bản về một vấn đề cụ thể nào đó, hoạt động thẩm định này trên thực tế sẽ do các tổ chức hoặc cá nhân có chuyên môn và có trình độ nghiệp vụ thực hiện
Là việc tiến hành kiểm tra, xem xét các nội dung cơ bản của một vấn đề nào đó để nhằm mục đích có thể đi đến kết luận về tính đúng đắn, tính hợp pháp và tính khả thi của vấn đề.
Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện.
Sự đánh giá tổng thể chứ không từng phần.
Sự đánh giá chi tiết hơn, cụ thể và từng phần, nội dun
IV. Nội dung thẩm định dự án đầu tư
Căn cứ khoản 3 Điều 33 Luật Đầu tư 2020 quy định nội dung thẩm định dự án đầu tư nhưng nội dung cơ bản như sau:
- Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có);
- Đánh giá nhu cầu sử dụng đất;
- Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư; đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);
- Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
- Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư đảm bảo yêu cầu đồng bộ; sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị.
- Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa và các điều kiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Như vậy, khi tiến hành thẩm định những dự án đầu tư nhất định không thể thiếu một trong những nội dung như trên.