Chế Độ Xã Hội Là Gì

Chế Độ Xã Hội Là Gì

Bảo hiểm xã hội (BHXH) ngày nay đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của mỗi người dân, giúp họ chuẩn bị tốt hơn trước những rủi ro không lường trước về sức khỏe, lao động và thu nhập.

Chế độ Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo quy định tại Chương IV trong Luật BHXH Việt Nam 2014 đã nêu rõ về các chế độ Bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:

Theo Điểm C, Khoản 1 của Điều 219 trong Bộ luật Lao động 2019: Người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng chế độ lương hưu hàng tháng khi đạt đủ điều về thời gian đóng bảo hiểm (20 năm) và đủ tuổi nghỉ hưu.

Trong đó, độ tuổi nghỉ hưu của người tham gia được điều chỉnh theo lộ trình, cụ thể: Đối với lao động nữ là đủ 60 tuổi vào năm 2035 và lao động nam là đủ 62 tuổi vào năm 2028.

Trường hợp người tham gia đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa hoàn thành đủ tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì sẽ tiếp tục đóng đủ 20 năm. Sau đó, người tham gia sẽ được hưởng lương lưu từ tháng tiếp theo của tháng đã đóng BHXH tự nguyện đủ 20 năm.

Khi người tham gia đủ tuổi nghỉ hưu và đóng BHXH đủ thời hạn theo quy định của pháp luật sẽ được hưởng chế độ hưu trí khi về già

1. Pháp luật đã quy định về những đối tượng tham gia BHXH tự nguyện dưới đây khi qua đời sẽ nhận được trợ cấp mai táng:

Người đang được hưởng lương hưu hàng tháng.

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng đủ từ 60 tháng trở lên.

2. Trợ cấp mai táng sẽ bằng 10 lần so với mức lương cơ sở tại tháng mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện qua đời.

3. Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng đủ từ 60 tháng trở lên qua đời thì thân nhân của họ sẽ được hưởng mức trợ cấp theo quy định của pháp luật - được ghi rõ tại Khoản 2, Điều 4 trong Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

1. Trường hợp người tham gia đang hưởng lương hưu, đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hay đang đóng BHXH khi qua đời thì thân nhân của họ sẽ được hưởng trợ cấp tuất 01 lần.

2. Mức trợ cấp tuất 01 lần đối với thân nhân của người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đang đóng BHXH được tính theo số năm đã đóng BHXH tự nguyện, cụ thể:

Cứ mỗi năm sẽ tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH theo Điều 79 của Luật Bảo hiểm xã hội đối với những năm đóng BHXH trước năm 2014.

Bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng đóng BHXH đối với những năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi.

a. Trường hợp người tham gia chưa đáp ứng đủ thời gian đóng bảo hiểm theo quy định thì mức trợ cấp tuất 01 lần sẽ bằng số tiền đã đóng, tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

b. Trường hợp người tham gia có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bắt buộc thì mức trợ cấp tuất 01 lần tối thiểu bằng 03 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

3. Mức trợ cấp tuất 01 lần đối với thân nhân của người tham gia BHXH tự nguyện qua đời sẽ được tính dựa trên thời gian đã hưởng lương hưu. Cụ thể:

Nếu người tham gia qua đời trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu: Mức trợ cấp sẽ bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng.

Nếu người tham gia qua đời vào những tháng sau đó: Được hưởng thêm 01 tháng lương hưu, nhưng mức trợ cấp sẽ giảm 0,5 tháng lương hưu.

Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện

Người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng hai chế độ là hưu trí và tử tuất. (Theo Khoản 2, Điều 4, Luật BHXH 2014)

1) Chế độ hưu trí là quyền lợi được trả hàng tháng cho người tham gia khi họ hết tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động. Để hưởng chế độ hưu trí, người tham gia phải có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội (bắt buộc và tự nguyện) đủ 20 năm và đạt đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.

2) Chế độ tử tuất là quyền lợi được trả một lần (trợ cấp mai táng, tuất một lần) cho người thừa kế hoặc thân nhân của người tham gia BHXH khi họ qua đời. Để hưởng chế độ tử tuất, người tham gia phải đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ít nhất 12 tháng trong 36 tháng trước khi qua đời.

Ngoài ra, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế trong khi hưởng lương hưu, rút bảo hiểm xã hội một lần theo quy định và được Nhà nước hỗ trợ một phần tiền đóng bảo hiểm xã hội theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể là bằng 30% đối với người thuộc hộ nghèo, bằng 25% đối với người thuộc hộ cận nghèo và bằng 10% đối với các đối tượng khác.

Riêng đối với người tham gia BHXH theo hình thức tự nguyện sẽ được lựa chọn phương thức đóng linh họat và phù hợp với thu nhập, từ đóng tiền hàng tháng đến đóng 1 lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc 1 lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng.

Trên đây là những điều cần biết về bảo hiểm xã hội và các chế độ BHXH tại Việt Nam. Bảo hiểm xã hội điện tử EBH hy vọng bạn đã có thể giải đáp được những thắc mắc của mình. Nếu bạn có câu hỏi khác liên quan đến chủ đề này có thể liên hệ với EBH hoặc Tổng đài CSKH BHXH Việt Nam 1900 9068 (phí 1000đồng/phút) để được hỗ trợ.

Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng 05 chế độ BHXH gồm: chế độ ốm đau, chế độ thai sản, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí và tử tuất tương ứng với các quyền lợi sau đây:

1) Quyền lợi khi ốm đau, bệnh tật: Người lao động được hưởng chế độ ốm đau và sẽ được nghỉ việc, nhận trợ cấp ốm đau theo thời gian điều trị và mức đóng bảo hiểm xã hội.

2) Quyền lợi khi mang thai và sinh con: Người lao động được hưởng chế độ thai sản và sẽ được nghỉ thai sản, nhận trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật. Nếu người lao động là nam giới có vợ sinh con cũng sẽ được nghỉ làm việc để chăm sóc vợ và con nhỏ.

3) Quyền lợi khi tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp: Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp và sẽ được miễn phí khám chữa bệnh, cấp cứu, phục hồi chức năng và nhận trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo mức độ tổn thương, suy giảm sức khỏe.

4) Quyền lợi khi hết tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động: Người lao động được hưởng chế độ hưu trí và sẽ được nhận lương hưu hàng tháng hoặc trợ cấp bảo hiểm một lần theo quy định của pháp luật.

5)  Quyền lợi khi chết: Người thừa kế, thân nhân của người lao động được hưởng chế độ tử tuất và sẽ được nhận trợ cấp theo quy định của pháp luật gồm các khoản sau:

- Trợ cấp mai táng: được trả một lần cho người lo mai táng khi người lao động chết, bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động chết.

- Trợ cấp tuất hàng tháng: được trả hàng tháng cho thân nhân của người lao động khi họ chết, bằng một tỷ lệ phần trăm của lương hưu hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động.

- Trợ cấp tuất một lần: được trả một lần cho thân nhân của người lao động khi họ chết, bằng một tỷ lệ phần trăm của tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động.

Với mỗi quyền lợi khi tham gia BHXH bắt buộc người lao động cần đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện và thực hiện làm thủ tục theo đúng quy định gửi cơ quan BHXH để được giải quyết.

Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia bảo hiểm được quyền lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với tài chính của mình. Công dân từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.

Ngoài ra, Nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện đối với một số đối tượng đặc biệt để họ có thể được hưởng các quyền lợi của BHXH tự nguyện.