An Ủi Người Có Người Thân Mất

An Ủi Người Có Người Thân Mất

Khi bạn bè, người thân, người yêu của bạn đối mặt với khó khăn, hãy chia sẻ những dòng tin nhắn an ủi và động viên để họ có thêm sức mạnh và niềm tin. Dưới đây là những lời an ủi ý nghĩa mà bạn có thể gửi đến họ.

Từ chối cho nhân viên nghỉ khi người thân mất, công ty có bị phạt?

Theo Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền nghỉ làm khi cha, mẹ; cha, mẹ của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi; ông, bà nội; ông, bà ngoại; anh, chị, em ruột chết và chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thông báo cho người sử dụng lao động biết chứ không cần phải xin ý kiến đồng ý từ họ.

Nếu không cho người lao động nghỉ làm trong các trường hợp này, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;

Theo đó, khi từ chối cho nhân viên nghỉ làm khi cha mẹ, ông bà, vợ chồng, con cái, anh chị em ruột của người lao động qua đời, người sử dụng lao động có thể bị phạt từ 02 - 05 triệu đồng.

Còn với người thân là những người họ hàng khác mà qua đời thì người sử dụng lao động vẫn có quyền từ chối yêu cầu xin nghỉ làm của người lao động.

Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi: “Người thân mất được nghỉ mấy ngày?” Nếu  còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

Trong trường hợp người có sổ tiết kiệm gửi ngân hàng nhưng đột ngột qua đời và người thân không biết đến sổ tiết kiệm đó thì số tiền này không đương nhiên bị mất. Các đồng thừa kế của người đã mất có thể trực tiếp đến các ngân hàng nhờ xác minh xem người đó có mở sổ tiết kiệm hay không.

Người có sổ tiết kiệm gửi ngân hàng nhưng đột ngột qua đời và người thân không biết đến sổ tiết kiệm đó thì số tiền này không bị mất. (Ảnh minh họa)

Để xác minh, người được hưởng thừa kế gửi giấy chứng tử của người chết, giấy tờ tùy thân (để chứng minh quan hệ thừa kế) và kèm theo đơn yêu cầu nhờ phối hợp kiểm tra, xác minh đến từng ngân hàng nơi mà người chết có thể đã mở sổ tiết kiệm.

Sau khi xác minh, nếu người chết có sổ tiết kiệm gửi tại ngân hàng thì các đồng thừa kế làm thủ khai nhận, phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.

Người mất không để lại di chúc thì sổ tiết kiệm được chia thế nào?

Trường hợp người chết không để lại di chúc định đoạt tài sản của mình (ở đây là sổ tiết kiệm) cho người khác thì việc thừa kế sẽ được thực hiện chia theo quy định của pháp luật. Cụ thể tại Điều 651 BLDS năm 2015 có quy định các hàng thừa kế theo pháp luật như sau:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế khi không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Căn cứ quy định trên, khi người chết không để lại di chúc thì di sản thừa kế là sổ tiết kiệm sẽ được chia theo thứ tự các hàng thừa kế.

Thủ tục rút sổ tiết kiệm của người đã mất

Để rút tiền tiết kiệm của người chết, cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Phân chia thừa kế sổ tiết kiệm

Để được chia thừa kế sổ tiết kiệm, người thừa kế thực hiện theo thủ tục khai nhận di sản hoặc phân chia di sản thừa kế tại Văn phòng/Phòng công chứng. Các giấy tờ, tài liệu cần chuẩn bị bao gồm:

- Giấy chứng tử của người chết.

- Giấy tờ tùy thân để chứng minh quan hệ thừa kế như: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu của người lập và người nhận; Sổ hộ khẩu; Xác nhận tình trạng hôn nhân; Đăng ký kết hôn...

Nếu người mất không để lại di chúc thì sổ tiết kiệm chia theo thứ tự hàng thừa kế. (Ảnh minh họa)

Sau khi nộp hồ sơ, trình bày tình huống, công chứng viên giải thích quyền, nghĩa vụ của các người thừa kế và niêm yết thông báo khai nhận/thỏa thuận phân chia thừa kế tại Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn trong thời gian 15 ngày.

Sau thời gian trên nếu không có khiếu nại, tố cáo gì thì Văn phòng công chứng sẽ tiến hành công chứng văn bản về thừa kế.

Bước 2: Đến ngân hàng rút sổ tiết kiệm

Sau khi có được văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế/văn bản khai nhận di sản thừa kế, những người thừa kế mang theo sổ tiết kiệm, giấy tờ tùy thân cùng văn bản thừa kế (đã được công chứng) đến ngân hàng nơi người chết gửi sổ tiết kiệm để được rút tiền và nhận tiền.

Khi xuất trình đầy đủ các giấy tờ, người thừa kế ký nhận số tiền do người chết để lại. Các đồng thừa kế có thể cùng nhau đến ngân hàng nhận tiền hoặc ủy quyền cho một người trong số đồng thừa kế để đại diện đến ngân hàng nhận tiền.

Người nước ngoài không có người thân là người Việt Nam thì có thể thường trú tại Việt Nam khi nào?

Người nước ngoài ngoài việc tạm trú tại Việt Nam thì một số trường hợp họ vẫn được giải quyết cho thường trú. Trong số đó là được người thân là người Việt Nam bảo lãnh cho thường trú.Vậy trường hợp không có người thân là người Việt Nam thì người nước ngoài có thể được thường trú tại Việt Nam theo diện nào?

Người nước ngoài không có người thân là người Việt Nam thì có thể thường trú tại Việt Nam khi nào?

Theo Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 có quy định các trường hợp người nước ngoài được xét cho thường trú tại Việt Nam khi:

- Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.

- Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.

- Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.

- Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.

Theo đó, người nước ngoài được những người thân là cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh chỉ là một trong các trường hợp để xét cho người nước ngoài được thường trú tại Việt Nam.

Ngoài ra, người nước ngoài có công lao, đóng góp cho đất nước hoặc là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam hoặc là người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước cũng có thể được xét cho thường trú tại Việt Nam.

Người nước ngoài được vợ là người Việt Nam bảo lãnh có thể được thường trú tại Việt Nam khi đáp ứng điều kiện gì?

Căn cứ theo Điều 40 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định về điều kiện xét cho thường trú đối với người nước ngoài. Đối với trường hợp được vợ là người Việt Nam bảo lãnh thì cần đáp ứng hai điều kiện sau:

- Có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

- Đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên.

Theo điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 31/2015/TT-BCA cũng quy định người nước ngoài đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên được xác định trên cơ sở dấu kiểm chứng nhập cảnh, dấu kiểm chứng xuất cảnh được cấp tại cửa khẩu có tổng thời gian tạm trú tại Việt Nam từ 03 năm trở lên trong 04 năm gần nhất tính đến ngày nộp hồ sơ xin thường trú.

Thủ tục giải quyết cho thường trú đối với người nước ngoài được vợ là người Việt Nam bảo lãnh?

Thủ tục giải quyết cho thường trú thực hiện theo quy định tại Điều 41 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 cụ thể:

Người nước ngoài đề nghị cho thường trú làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Hồ sơ bao gồm:

- Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;

- Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;

- Bản sao hộ chiếu có chứng thực;

- Giấy tờ chứng minh là có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam và đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên.

Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng.

Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người xin thường trú và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú thông báo người nước ngoài được giải quyết cho thường trú.

Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngoài phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú.